Thực trạng phát triển hoạt động bảolãnh tại NHCT chi nhánh Ha

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 53)

Trung.

2.2.1 Thực tế hoạt động bảo lãnh tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trung.

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trung.

Quy định về bảo lãnh ngân hàng, thông tu số 28/2012/TT-NHNN.

Các văn bản riêng của NHCT ban hành nhằm huớng dẫn cụ thể hơn cho cán bộ nhân viên ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh gồm:

Số 1695/QĐ-HĐQT-NHCT quy định về nghiệp vụ bảo lãnh. Quy định này bao gồm những thông tin cần thiết cho cán bộ nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Số 311/QĐ-HĐQT-NHCT35 về quy định bảo lãnh đối với khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam.

Số 1328/QĐ-HĐQT-NHCT35 vể việc sửa đổi lần thứ nhất quy định bảo lãnh với khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam ban hành kèm thêm quyết định

Việt Nam.

Số 6927/CV-NHCT10 ban hành ngày 16/10/2009 về thống nhất biểu phí bảo lãnh đối với địa bàn Hà Nội.

Quy trình bảo lãnh áp dụng của NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng. 2.2.1.2Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng là một chi nhánh trực thuộc NHCT nên tuân thủ đầy đủ quy trình bảo lãnh được thực thiện thống nhất trên toàn hệ thống. Bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn bảo lãnh hoặc chấm dứt cam kết bảo lãnh.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh

Cán bộ bảo lãnh tiếp nhận nhu cầu khách hàng, tư vấn theo yêu cầu về hồ sơ sau đó tiếp nhận hồ sơ.

❖ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng gồm: -Hồ sơ chung:

-Đơn đề nghị bảo lãnh theo mẫu -Tờ khai hồ sơ khách hàng theo mẫu

-Hồ sơ về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng: -Đối với cá nhân: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân...

-Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ pháp lý gồm: -Quyết định thành lập

-Giấy đăng ký kinh doanh

-Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng

Khách hàng vay vốn hoặc được NHCT Chi nhánh Hai Bà Trưng bảo lãnh từ lần thứ hai trở đi không phải cung cấp lại các tài liệu quy định tại điểm này trừ trườn hợp có thay đổi như: bổ xung vốn điều lệ, địa chỉ, người đại diện, chức

năng kinh doanh.. .thì khách hàng phảo gửi các tìa liệu liên quan đến sự thay đổi cho Ngân hàng để bổ xung hồ sơ.

❖ Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có) -Thông báo mời thầu (đối với bảo lãnh dự thầu)

-Thông báo trúng thầu và các truờng hợp có liên quan (đối với bảo lãnh khác)

-Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh (đối với doanh nghiệp)

❖ Hồ sơ riêng:

Truờng hợp bảo lãnh vay vố, bảo lãnh thanh toán, thu tín dụng dự phòng, bảo lãnh có thời hạn trung và dài hạn thì ngoài các tài liệu quy định tại phần Hồ sơ chung khách hàng phảo bổ xung các hồ sơ hoặc tài liệu liên quan đến dự án, phuơng án sản xuất kinh doanh.

❖ Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nuớc ngoài, ngoài hồ sơ hoặc tài liệu quy định nhu trên thì khách hàng phải cung cấp thêm các tài liệu sau:

-Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ nuớc ngoài của Ngân hàng nhà nuớc theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý vay và trả nợ nuớc ngoài

-Phuơng án vay trả nợ nuớc ngoài đuợc cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nuớc duyệt chấp nhận.

-Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phuơng án vay trả nợ nuớc ngoài -Các hợp đồng hoặc cam kết liên quan đến vay trả nợ nuớc ngoài.

❖ Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng khác, hồ sơ gồm: điện hoặc thu (có xác nhận mật mã hoặc kiểm tra chữ ký) đề nghị bảo lãnh của bên phát hành bảo lãnh đối ứng, các tài liệu về sửa đổi bổ sung bảo lãnh.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh.

Trong bước này, cán bộ phòng bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp nhằm xác định được khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh hay không. Quá trình thẩm định có thời hạn tối đi là 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Thực tế thời gian thẩm định ngắn hơn nhiều để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Trước hết cán bộ sẽ kiểm tra ngành nghề kinh doanh có hợp pháp không, yêu cầu bảo lãnh có nằm trong khả năng thực hiện của ngân hàng không. Sự đầy đủ về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng cũng được cán bộ lưu ý. Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra tất cả tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, giấy tờ như dấu, chữ ký trên bề mặt các chứng từ. nếu phát hiện bất cứ sự bất hợp lý nào trong hồ sơ như sự sửa chữa hay mâu thuẫn, cán bộ cần tìm hiều và yêu cầu giải đáp từ phía khách hàng.

Sau khi hồ sơ đã được kiểm tra và xác nhận hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiến hành phân tích hồ sơ để làm rõ năng lực tài chính của khách hàng. Dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh ba năm gần nhất của khách hàng, cán bộ sẽ xem xét tình hình hoạt động, khả năng trả nợ, khả năng thực hiện hợp đồng.Đặc biệt, cán bộ quan tâm đến những thay đổi bất thường để tìm hiểu nguyên nhân qua các buổi liên hệ làm việc với khách hàng. Sau đó, cán bộ ghi chép lại và đưa vào biên bản làm việc để lưu trong hồ sơ bảo lãnh.

Ngoài những thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh có thể thu thập, nghiên cứu thông tin về khách hàng thông qua các trung tâm thông tin như Trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước, các hiệp hội của các ngành nghề, đơn vị quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng trên từng địa bàn.. .So sánh các thông tin này với thông tin của khách hàng cung cấp để đánh giá đúng đắn về khách hàng.

Sau khi ghi chép đầy đủ các đánh giá, cán bộ tiến hành lập báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định phải trung thực, rõ ràng, không tẩy xóa và phải làm rõ những nội dung sau:

-Sự hợp lệ của hồ sơ.

-Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. -Khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng.

-Các vấn đề pháp luật có liên quan đến khoản bảo lãnh.

-Ý kiến về khoản bảo lãnh (có đồng ý hay không và nêu rõ lý do). Nếu đồng ý, nêu thời hạn bảo lãnh, giá trị bảo lãnh...

-Truờng phòng duyệt báo cáo thẩm định, phải ghi rõ quan điểm có đồng ý với cán bộ nghiệp vụ hay không. Nếu khôn ghi rõ lý do.

Buớc 3: ra quyết định bảo lãnh và lựa chọn hình thức phát hành bảo lãnh. Thông thuờng, giám đốc là nguời đuợc ủy quyền ra quyết định bảo lãnh. Sau khi xem xé t và đánh giá báo cáo thẩm định, nếu giám đốc đồng ý bảo lãnh, giám đốc sẽ ghi rõ nội dung đồng ý bảo lãnh kèm theo các điều kiện, ghi rõ ngày tháng, ký tên và trả hồ sơ về phòng bảo lãnh để thực hiện.

Nếu giám đốc không đồng ý cũng ghi rõ nội dung, kí tên, ghi ngày tháng kí và trả hồ sơ về phòng bảo lãnh.

Truờng hợp tái thẩm định hoặc thẩm định thông qua hội đồng, giám đốc chi nhánh vẫn phải trình lên trung uơng truớc khi quyết định.

Theo yêu cầu của khách hàng, nếu ngân hàng đồng ý bảo lãnh, ngân hàng sẽ chọn hình thức bảo lãnh phù hợp hoặc cũng có thể khách hàng lựa chọn hình bảo lãnh truớc thông qua đơn xin bảo lãnh. Ví dụ nhu đơn xin bảo lãnh dự thầu, đơn xin bảo lãnh thực hiện hợp đồng.Ngân hàng và khách hàng sẽ tự thỏa

thuận với nhau về hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, thời hạn, điều kiện trả tiền.. .Sau khi đã thống nhất, ngân hàng sẽ tiến hành các buớc tiếp theo.

Buớc 4: Thực hiện quyết định bảo lãnh.

Trong truờng hợp ngân hàng từ chối bảo lãnh, cán bộ nghiệp vụ sẽ gửi thông báo đã kiểm tra của Truởng phòng và có chữ kí của giám đốc cho khách hàng. Trong đó ghi rõ lý do từ chối và kèm theo hồ sơ trả lại cho khách hàng.

Trong truờng hợp ngân hàng đồng ý bảo lãnh, cán bộ nghiệp vụ sẽ thảo hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp (nếu có), các giấy tờ kèm theo.. .Sau khi truởng phòng duyệt, ký, các hợp đồng này đuợc giám đốc ra quyết định bảo lãnh, ký tên và đóng dấu.

Cán bộ bảo lãnh sẽ gửi các loại hồ sơ giấy tờ đến những đối tuợng sau: -Khách hàng: hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố thế chấp cùng biên bản thẩm định tài sản (nếu có). Sau khi khách hàng đã kí và đóng dấu, ngân hàng giữ lại một bản hợp đồng và tiền hành hạch toán.

-Nguời thụ huởng: thu bảo lãnh.

-Bộ phận kế toán: phiếu ghi nợ-ghi có sau khi đã hạch toán số du bảo lãnh để bộ phận kế toán theo dõi ngoại bảng, biên bản định giá tài sản đảm bảo (nếu có).

-Phòng bảo lãnh: tất cả hồ sơ, giấy tờ có liên quan để luu trữ và bảo quản. Kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của khách hàng nhắm giải quyết các vuớng mắc trong thời gian bảo lãnh có hiệu lực. Trong thực tế, đối với những khách hàng đã ký quỹ 100% bằng tiền mặt, ngân hàng không cần thiết theo dõi khách hàng có thực hiện đúng nghĩa vụ hay không. Ngân hàng chỉ kiểm tra nghĩa vụ khách hàng trong những món bảo lãnh có giá trị lớn. Mặt khác, hồ sơ của một đơn vị đuợc bảo lãnh do một cán bộ nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản

lý. Chính vì vậy, có thể phát sinh rủi ro trong quá trình thẩm định và theo dõi kiểm tra không có sự luân chuyển hồ sơ giữa các cán bộ.

Bước 5: sau khi ký kết hợp đồng.

Ngân hàng tiến hành thu phí của khách hàn theo hạn thu phí quy định trong hợp đồng và chuyển hóa đơn thu phí cho cán bộ kế toán.

Khi bên nhận bảo lãnh có điện hoặc yêu càu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm theo các bằng chứng chứng minh khách hàng có sự vi phạm hợp đồng, trước hết ngân hàng sẽ kiểm tra điện hoặc văn bản đó cùng với những chứng từ kèm theo có hợp lý không. Nếu không hợp lý, hợp lệ ngân hàng sẽ từ chối bằng văn bản hoặc điện và nêu rõ lý do. Nếu các giấy tờ đó phù hợp, ngân hàng sẽ thanh toán lập tức trong hai trường hợp sau:

Nếu khách hàng có ký quỹ hoặc tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, ngân hàng sẽ trích từ quỹ hoặc tài khoản tiền gửi đó trả cho bên hưởng.

Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ ngay hoặc chỉ trả được một phần, ngân hàng sẽ ghi nợ số tiền trả thay cho khách hàng và áp dụng mức lãi suất phạt dành cho nợ quá hạn, thông thường 150% so với lãi suất ngắn hạn tại ngân hàng. Ngày hạch toán nợ chính là ngày ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, ngân hàng sẽ đôn đốc khách hàng trả nợ càng sớm càng tốt.

Bước 6: Kết thúc bảo lãnh.

Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh:

Bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh đồng ý hủy bỏ bảo lãnh theo các quy định của pháp luật.

Ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực.

Bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh chấm dứt hoạt động thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sau khi nghiệp vụ bảo lãnh chấm dứt, tiến hành giải tỏa hợp đồng trong hai trường hợp sau:

Giải tỏa bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: ngân hàng phát hành sẽ tuyên bố giải tỏa bảo lãnh, gửi công văn đến khách hàng và đóng hồ sơ.

Giải tỏa bảo lãnh có tài sản đảm bảo: hoàn trả ký quỹ hoặc tài sản cần cố thế chấp cho khách hàng dựa trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng thế chấp. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thu khoản kí quỹ hoặc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố.

Đối với bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, cam kết giữa người hưởng và ngân hàng đối ứng sẽ hết ngay sau thời hạn hiệu lực nhưng cam kết giữa ngân hàng chỉ thị phát hành bảo lãnh và người hưởng sẽ kết thúc sau 7 ngày kể từ ngay hết hiệu lực.

2.2.1.3Một số quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh

> Đối tượng bảo lãnh:

NHCT nhận bảo lãnh cho các hách hàng Việt Nam bao gồm:

S Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

S Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

S Hợp tác xã và các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện hoạt động.

S Tùy theo từng quy định riêng của NHCT Việt Nam mà các tổ chức kinh tế, các pháp nhân nước ngoài được tham gia các hợp đồng hợp tác liên

doanh tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặc vay vốn đẻ thực hiện các dự án đầu tu tại Việt Nam cũng đuợc xem xét cấp bảo lãnh.

> Phạm vi bảo lãnh

NHCT bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

V Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay.

V Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tu. Hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phuơng án đầu tu, phuơng án sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ.

V Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính với Nhà nuớc.

V Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, ký kết hợp đồng, bảo đảm chất luợng sản phẩm và hoàn trả tiền ứng truớc.

V Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận.

V NHCT không thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ liên quan tới việc xây dựng công trình, mua sắm thiết bị của chính NHCT mà NHCT là bên nhận bảo lãnh.

> Hình thức phát hành bảo lãnh:

Tùy theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể đuợc phát bằng thu, điện TELEX hoặc SWIFT hoặc ký xác nhận bảo lãnh trên hối phiếu và lệnh phiếu. Cam kết bảo lãnh bằng thu đuợc phát hành hai bản chính, có giá trị pháp lý nhu nhau, trong đó một bản luu ở ngân hàng còn một bản gửi cho bên nhận bảo lãnh. Cam kết bằng TELEX hoặc SWIFT phải do phòng nghiệp vụ gửi qua hệ thống thông tin có ký hiệu mật và gửi đến một ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng tại nơi nguời nhận bảo lãnh và ngân hàng này có trách nhiệm thông báo cho nguời nhận bảo lãnh.

> Các loại bảo lãnh:

S Bảo lãnh thanh toán.

S Bảo lãnh dự thầu.

S Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

S Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

S Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.

S Bảo lãnh đối ứng.

S Xác nhận bảo lãnh.

S Bảo lãnh vay vốn.

S Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm. 2.2.2 Tình hình phát triển hoạt động bảo lãnh.

Hoạt động bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ được Chi nhánh triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập. Cho đến nay, nghiệp vụ này đã đem lại cho chi nhánh những kết quả nhất định nhưng cũng như một số hoạt động dịch vụ khác, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm một tỉ lệ nhất định trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Sau đây sẽ là một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn 2008-2012.

2.2.2.1 Sự phát triển về quy mô hoạt động.

Như đã trình bày ở trên, số món bảo lãnh phát hành trong năm là chỉ tiêu giúp đánh giá sơ lược tình hình phát triển quy mô hoạt động bảo lãnh tại NHCT chi

Biểu đồ 2.2 : Số món bảo lãnh phát sinh trong năm

1000 --- 30%

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 53)