Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 41)

1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện thông qua quy mô sản xuất và mức vốn tự có của khách hàng, nếu quy mô vè tỷ lệ vốn tự có cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay tính lỏng của tài sản càng lớn thì thể hiện năng lực tài chính của khách hàng mạnh. Một khách hàng có năng lực tài chình cao sẽ là yếu tổ đảm bảo cho việc khách hàng sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nên dễ được ngân hàng chấp nhận hơn vì những khách này có tỉ lệ rủi ro thấp hơn.

Ngoài năng lực tài chính của khách hàng thì ngân hàng còn quan tam đến khả năng mở rộng sản xuát kinh doanh, tốc độ quay vòng vốn. Nếu các chỉ tiêu vừa nêu tốt chứng tỏ khả năng sinh lời và khả năng mở rộn sản xuất kinh doanh của khách hàng là rất lơn, khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng nhanh hơn. Mặt khác, uy tín của khách hàng là một vấn đề lớn đối với các ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét kĩ những yếu tố này khi chấp nhận bảo lãnh.

Ngân hàng chỉ tiến hành bảo lãnh cho những dự án khả thi, đó là những dự án mà việc thực hiện nó là cần thiết, sản phẩn của nó sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường.. .Việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với tiến trình phát triển của ngành, của khu vực và Nhà nước đã hoạch định nhưng vẫn bảo đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải cũng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng là việc làm cấp thiết bằng cách doanh nghiệp phải xây dựng dự án phải xác định đúng lượng vốn thực sự cần thiết, tính đến sự biến động của thị trường với nhiều trường hợp khác nhau.

Cũng như hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo giúp bảo vệ ngân hàng tránh khỏi thất thoát không đáng có nếu rủi ro xảy ra đồng thời thúc đẩy khách hàng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình. Với mỗi khách hàng khác nhau thì

ngân hàng cần có những chính sách khác nhau để phù hợp với đặc điểm kinh doanh riêng từng khách hàng.

1.2.3.2Các nhân tố môi trường

❖ Môi trường kinh tế: Nen kinh tế có tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh tăng lên, các giao dịch kinh tế được kí kết, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận thu về lớn hơn nên họ sẽ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, điều này giúp cho ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập cho mình. Tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cả phạm vi lẫn quy mô hoạt động bảo lãnh. Nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp làm ăn k m hiệu quả, có thể gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng vì ảnh hướng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ tới bên nhận bảo lãnh dẫn đến ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay với bên nhận bảo lãnh. Qua đó làm giảm thu nhập của ngân hàng và khó có thể mở rộng hoạt động bảo lãnh.

❖ Môi trường chính trị: Đây luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư vì các nhà đầu tư họ chủ yếu đầu tư và những thị trường có môi trường chính chị ổn định, nếu thị trường chính trị không ổn định thì khả năng mất vố là rất lớn. Mặt khác, đối với các ngân hàng khi có sự thay đổi của môi trường chính trị cũng gây ảnh hưởng lớn đến tất cả hoạt động nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

❖ Môi trường pháp lý: Nguồn luật quốc tế về bảo lãnh: hiện nay trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ban hành thực hiện song song với các quy tắc của ICC. Các bên tham gia có thể lựa chọn một trong hai quy tắc, nhưng nếu có tranh chấp xảy ra thì phải áp dụng theo những quy định cụ thể trong quy tắc của ICC đã được tham chiếu trong hợp đồng.

❖ Luật và các quy chế quốc gia: môi nước đều xây dựng cho mình một khung pháp lý riêng, điều chỉnh mọi hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy, nếu hệ thống pháp luật không phù hợp sẽ gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển hoạt

động sản xuất kinh doanh. Do đó pháp luật có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh hiện nay không chỉ ở trong nuớc mà còn mở rộng ra nuớc ngoài nên đòi hỏi các quy định phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và Ngân hàng Nhà nuớc cần phải xác định các quy định chuẩn mực về hoạt động bảo lãnh.

❖ Mặt khác hiệu quả của hoạt động bảo lãnh còn thể hiện ở tổng giá trị gia tăng mà hoạt động bảo lãnh tạo ra cho xã hội. Bất cứ một hoạt động dịch vụ nào trong ngân hàng cũng tạp ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên để tính đuợc một cách chính xác luợng giá trị gia tăng từ hoạt động bảo lãnh phải thông qua giá trị gia tăng từ hoạt động tín dụng nói chung. Ngân hàng sẽ dựa vào daonh số hoạt động bảo lãnh so với tổng số luợng các khoản tín tụng để tính toán chỉ chiêu này.

1.2.3.3 Nhân tố liên quan đến ngân hàng bảo lãnh

Đây là nhân tố chủ quan mang tính chất quyết định tác động tới bảo lãnh và bao gồm các yếu tố của ngân hàng liên quan tới hoạt động bảo lãnh. Các yếu tố ảnh huởng tới bảo lãnh ngân hàng nhu trình độ cán bộ, công tác điều hành quản trị, quy trình bảo lãnh, công nghệ ngân hàng và sự thu thập xử lý thông tin...Ví dụ nhu đối với yếu tố con nguời, đây luôn là yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến sự thành bại của tất cả doanh nghiệp và ngân hàng không phải ngoại lệ. Nhất là trong nền kinh tế thị truờng với sự cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay, chất luợng nhân sự phải đuợc nâng cao phù hợp với đòi hỏi của công việc và sự thay đổi nhanh chóng của môi truờng kinh doanh. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ ngăn ngừa những sai phạm, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Mặt khác cán bộ ngân hàng là những nguời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bảo lãnh, nên trình độ của họ quyết định tới thời gian thực hiện bảo lãnh, khả năng phân tích và đánh giá rủi ro của từng món bảo lãnh cũng nhu đánh giá khách hàng bảo lãnh từ đó quyết định đến chất luợng các hợp đồng bảo lãnh. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ nhiệt tình và tận tâm của cán bộ ngân hàng là một trong những điều quyết định đến khả năng thu hút khách hàng

và tăng uy tín của ngân hàng. Hơn nữa, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào điều kiện cũng nhu cách thức tổ chức và tiến hành bảo lãnh, tức là các chính sách của ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh. Cụ thể, trên cơ sở chiến luợc hoạt động kinh doanh chung thì ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh một cách cụ thể và chi tiết, theo đúng đuờng lối chủ truơng của ngân hàng đồng thời phải bám sát với tình hình thực tế thì mới tạo ra động lực thúc đẩy phát triển hoạt động bảo lãnh. Nội dung của kế hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể đuợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhu: doanh số bảo lãnh, du nợ bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh.. .và đua ra những biện pháp để có thể đạt đuợc những mục tiêu đó.

1.3 Kinh nghiệm nuớc ngoài:

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thuơng mại, dịch vụ ngày càng đuợc đẩy mạnh. Cùng với đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển. Đây là lĩnh vực đuợc các ngân hàng trong nuớc cũng nhu trên thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nuớc ngoài và chi nhánh ngân hàng ngân nuớc ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị truờng trong hoạt động bảo lãnh và là đối thủ của các ngân hàng trong nuớc. Các đại diện nổi bật là HSBC, City Bank. Có thể nói việc học hỏi tại các ngân hàng nội địa để phát triển hoạt động này là điều cần thiết. Duới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này.

Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh đuợc thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi kí kết hợp đồng và các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thuờng là

trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.

Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ, thể hiện thông qua hệ thống giám sát được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó bảo đảm được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.

Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua các chính sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó là đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

Ví dụ như tại Mỹ, SBA (hiệp hội doanh nghiệp nhỏ của Mỹ) bảo lãnh cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng, bằng cách qua một tổ chức tình nguyện hướng dẫn cụ thể các bước để vay vốn, góp ý cách lập phương án sản xuất kinh doanh, sau đó SBA bảo lãnh cho doanh nghiệp được vay vốn của ngân hàng. SBA đã thành lập được hơn 60 năm. Các phương pháp hỗ trợ của SBA đối với doanh nghiệp là rất khả thi. Vì SBA có tổ chức tư vấn độc lập là SCORE, nơi tập hợp của các tình nguyện viên là các thầy cô giáo, những người đã từng kinh doanh nay đã nghỉ hưu, họ giúp cho việc tư vấn doanh nghiệp miễn phí.

Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín quốc tế là vấn đề quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.

Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển bảo lãnh tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng.

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hai Bà Trưng NHCT2.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHCT Việt nam. Sau khi thực hiện Nghị Định số 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, từ một Chi nhánh NHNN cấp Quận và một Chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp Quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN Thành phố Hà Nội chuyển thành NHCT Thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai Chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 1/09/1993, theo quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt nam, sáp nhập Chi nhánh NHCT khu vực I và Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/09/1993 trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh NHCT. Tại QĐ số 107/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 22/3/2007 của Hội đồng quản trị NHCT1, Chi nhánh NHCT-khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng.

Hiện nay, NHCT-Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.

Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng trước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.

Tháng 12/2008 NHCT Hai Bà Trưng thực thiện cổ phần hóa theo quyết định của Chính Phủ. Ngày 5/8/2009 NHTMCPCT Việt Nam căn cứ quyết định số 420/QĐ-HĐQT-NHCT đổi tên thành NHTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hai Bà Trưng.

2.1.2 Bộ máy tổ chức

Mô hình tổ chức tại NHTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hai bà Trưng theo quyết định số 36/QĐ-TCHC ngày 15/5/2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2006. Từ 01/8/2009 bổ sung thêm Tổ thẻ và DVNHĐT. Từ 01/4/2012 bổ sung thêm Tổ Tổng hợp. Ngày 07/01/2013 quyết định số 03/QĐ-CNHBT-THHC chấm dứt hoạt động phòng QLRR. Dưới đây là mô hình bộ máy tổ chức tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng:

\ Năm Nguồn ∖ 2008 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỉ trọng Số

tiền Tỉtrọng Sốtiền Tỉtrọng Sốtiền Tỉtrọng Sốtiền Tỉtrọng

Doanh nghiệp 3460 74% 4627 79% 5780 76% 5141 71% 4656 65% Tiết kiệm 1245 26% 1265 21% 1809 24% 2070 29% 2477 35%

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 41)