Các nhân tố khách quan là các nhân tố ngân hàng không thể tác động đến được, chính là các nhân tố môi trường. Anh hưởng rất lớn đến quá trình tài trợ TMQT, ngân hàng cần theo sát các nhân tố này nhằm có biện pháp, chính sách hợp lý.
1.3.2.1 Chính sách, quy định của chính phủ, NHNN
Các yếu tố chính sách, quy định là định hướng của chính phủ, nhà nước đối với hoạt động và sự phát triển của các ngân hàng thương mại, không riêng lĩnh vực tài trợ thương mại mà với tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà nước tạo ra các hành lang pháp lý, nhằm cấp phép, quản lý, điều tiết hoạt động tài trợ thương mại cũng như thanh toán quốc tế, có thể chia thành ba nhóm chính sách lớn: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối.
a. Chỉnh sách kinh tế vĩ mô
Các chính sách kinh tế vĩ mô làm biến chuyển tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu - là những người tiến hành các hoạt động TTQT - tài trợ thương mại cho nên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng.
b. Chỉnh sách thuế
Chính sách thuế, bao gồm chính sách về thuế suất, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế.. .Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các
doanh nghiệp. Việc điều tiết nhóm thuế xuất, nhập khẩu chính là nhân tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, thể hiện rõ ý chí của nhà nước trong từng thời kỳ. Thuế suất cao, đối tượng chịu thuế tăng lên thể hiện sự hạn chế sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, và ngược lại.
c. Chỉnh sách kinh tế đối ngoại
Nhóm chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Định hướng mang tín chiến lược, về việc bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của doanh nghiệp, từ đó có thể làm thị trường tài trợ thương mại của các NHTM trở nên sôi động hoặc trầm lắng. Nếu một quốc gia có xu hướng thiên về bảo hộ mậu dịch sẽ làm cho hoạt động ngoại thương bị hạn chế, hoạt động tài trợ thương mại trở nên khó khăn, còn nếu có xu hướng thiên về tự do hóa mậu dịch thì làm cho cho hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ từ đó đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của NHTM. Các biện pháp này, cũng thường được chính phủ các nước sử dụng trong quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Không những thế, hoạt động tài trợ thương mại còn có thể tác động ngược trở lại: hoạt động tài trợ thương mại phát triển, sẽ tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động ngoại thương, làm hoạt động ngoại thương sôi nổi, trôi chảy, phát triển.
d. Chỉnh sách quản lỷ ngoại hối
Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động ra vào của ngoại hối, và quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Chính sách quản lý ngoại hối gồm, chính sách quản lý ngoại hối tự do, cố định. Thông qua tình hình thực tế trên thị trường từ đó Nhà nước sẽ tiến hành áp dụng các chính sách tự do hay thắt chặt một cách phù hợp nhằm điều chỉnh sự vận động của thị trường ngoại hối theo định hướng của mình. Việc áp dụng chính sách này sẽ làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường, trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân hàng, sau đó là tác động đến nền kinh tế vĩ mô của cả một quốc gia.
1.3.2.2 Sự thay đổi kinh tế, chính trị nước bạn hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, hoạt động tài trợ thương mại nói chung đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố kinh tế, chính trị của các quốc gia - sự thay đổi diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Sự biến động về chính trị của quốc gia nước bạn hàng rất dễ có thể tác động đến các điều khoản của hợp đồng đã ký kết, đến khả năng đáp ứng các điều khoản của bên bạn hàng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chính doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn nữa, sự suy thoái kinh tế đều có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, có thể dẫn đến việc không thực hiện được hợp đồng và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tài trợ thương mại.
KÉT LUẬN CHƯƠNG I •
Thông qua các lý luận cơ bản của chương I, ta thấy những vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT, khái niệm, vai trò, đặc điểm hoạt động tài trợ TMQT, phương thức thanh toán TDCT, cùng phân loại các loại hình tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT của các NHTM hiện nay, các nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ TMQT tại các ngân hàng. Đây chính là những kiến thức nền tảng cho chương II, thực trạng phát triển hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
CHƯƠNG II
THựC TRẠNG PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TÉ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI
NHTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG