Kien nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 88 - 91)

Trước xu thế mở cửa,hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giao lưu buôn bán giữa các quốc gia phát triển mạnh như hiện nay, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng giao dịch. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. Tuy nhiên, để có thể làm tốt được điều này, cần có sự phối hợp của Chính phủ, của Bộ, ban ngành trong việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ quy định về hoạt động này trong thời gian tới, cụ thể như sau:

3.4.1.1. Chính phủ cần tập trung nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như đặc điểm riêng của Việt Nam, tạo môi trường pháp lỷ thuận lợi cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của VPBank và các ngân hàng khác

Hoạt động tài trợ TMQT của VPBank và các NHTM Việt Nam không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam, mà còn liên quan đến luật pháp của các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Do vậy, Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan cần đưa ra những văn bản pháp lý cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ giữa các NHTM Việt Nam với các bên liên quan trong hoạt động tài trợ TMQT, trong sự tương quan với luật pháp và thông lệ quốc tế, bởi lẽ hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều áp dụng các thông lệ tập quán quốc tế, mà không dựa trên một văn bản pháp quy nào do Việt Nam điều chỉnh. Trong khi đó, các văn bản luật quốc gia nếu được ban hành sẽ có hiệu lực thi hành cao hơn các thông lệ và tập quán quốc tế, giảm thiểu rủi ro trong tranh chap TMQT cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các ngân hàng. như:

- Quyền lợi của các NHTM đối với hàng hóa khi người mua mất khả năng thanh toán, không có khả năng chi trả số tiền ngân hàng đã tài trợ

- Quy định về lãi suất tài trợ ưu đãi, hay tỷ giá, hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm mục đích tài trợ TMQT của các NHTM...

- Các quy định khác nhằm bảo vệ các NHTM Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và sử dụng sự tài trợ từ các NHTM...

Có một hành lang pháp lý vững chắc, các NHTM nói chung và VPBank nói riêng chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc tăng cường, phát triển hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng mình.

3.4.1.2. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách phát triển thương mại

Giai đoạn vừa qua, sự suy thoái, biến động của nền kinh tế làm thương mại thế giới giảm sút, hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều tác động xấu, ảnh hưởng hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng. Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách cụ thể hơn nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ hơn nhập khẩu, nhằm tạo sự cân đối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt công tác hải quan cũng là rất quan trọng, tránh thất thoát thuế cho Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao

hiệu quả công tác kinh tế đối ngoại, tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế theo hướng đa phương hóa, duy trì quan hệ kinh tế trên các thị trường quen thuộc đồng thời mở rộng quan hệ tới các thị trường mới tiềm năng như các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc khu vực Đông Âu, Bắc Mỹ.

Cố gắng thúc đẩy quan hệ và gỡ bỏ dần các rào cản về thuế và các chính sách khác cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành kinh doanh trong các thị trường này, nhằm giảm sự phiền hà, tiết kiệm thời gian, chi phí của danh nghiệp. Tiến dần đến xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, thay thế bằng chính sách thuế tương ứng. Nhờ vậy hoạt động ngoại thương của Việt Nam sẽ có khả năng phát triển mạnh trong những năm tới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Điều hành chính sách, cơ chế tỷ giá linh hoạt, thận trọng tuy nhiên vẫn theo cơ chế thị trường, dần tiến tới áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi, nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết.

Chính phủ cần có những có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm khai thác triệt để và hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, vị trí địa lý của Việt Nam, giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần hướng các doanh nghiệp Việt Nam giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng dần các sản phẩm đã chế biến và các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm.

Chính phủ cần xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, ngân hàng xuất khẩu nhằm hỗ các ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, may mặc, nông sản...bằng các biện pháp như: giảm thuế, lãi vay, các hình thức trợ giá khác. Các tổ chức được thành lập sẽ có trách nhiệm đứng ra cam kết tái tài trợ cho các ngân hàng tài trợ đúng ngành nghề theo định hướng của nhà nước.

Xuat nhập khẩu phát triển mạnh chắc chắn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng.

3.4.1.3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút vốn đầu tư

nưởc ngoài

Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách mới nhằm cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thu hút được dòng vốn ngoại tê, qua đó góp phần

phát triển hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành như thuế, hải quan, vận tải biển,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình khép kín, giảm bớt các thủ tục rườm rà, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán để phát hiện kịp thời các sai sót, vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch và an toàn cho các nhà đầu tư, ổn định kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w