Quá trình hình thành, phát triển của

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 42 - 87)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. De đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường. VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Dặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

Tài chính Quản trị rủi ro Quản trị nguồn nhân lực Chiến lược & QLDA Ngu ồn vốn & Đầu tư Ngân hàng bán buôn Khác h hàng doanh nghiệ p Khác h hàng SME Khác h hàng cá nhân Tín dụn g tiêu dùn g Tín dụn g Vận hàn h Bán hàng & Kênh P P Truy ền thôn g & QLT Côn g nghệ TTin Pháp chế, XL nợ

Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tat cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.

Đe chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.

VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Tong thu nhập 11226 12446 14084

Tong chi phí 9974 10195 11496

Lợi nhuận trước trích DPRR 1252 2251 2588

Lợi nhuận sau trích DPRR 852 1355 1609

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2014 - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

33

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 2.1.3.1Tinh hình hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp phải tình trạng khó khăn, với chiều hướng đi xuống. Đặc biệt lĩnh vực tài chính ngân hàng phải chịu hậu quả rất lớn từ suy thoái kinh tế. Nhưng với những nỗ lực, cải thiện hệ thống, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, VPBank đã đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng trong kết quả hoạt động kinh doanh, củng cố thêm vị trí của mình trong thương trường ngân hàng. Kết quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Ket quả hoạt động kinh doanh của VPBank

năm 2012, 2013, 2014)

Nhìn qua bảng tổng hợp ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của VPBank được cải thiện và duy trì ở mức tốt. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 1355 tỷ đồng, tăng 59.04% so với năm 2012. Mức tăng ở lợi nhuận trước thuế chủ yếu do tổng thu nhập được tăng trưởng đáng kể, trong khi tổng chi phí không thay đổi nhiều. Tuy lợi nhuận trước trích lập rủi ro tăng mạnh, quy mô của ngân hàng tăng dẫn đến khoản trích lập dự phòng cũng tăng theo, nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng của ngân hàng. Bước sang năm 2014, ta lại thấy sự đột phá trong tổng thu nhập của ngân hàng bằng việc tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, đồng thời vẫn trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để đáp ứng sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Thu nhập tăng 1638 tỷ đồng, tương đương 13.16% thu nhập năm so sánh. Tong thu nhập của ngân hàng tăng kéo theo chi phí tăng theo quy mô thu nhập, chi phí trích lập rủi ro vẫn được ngân hàng duy trì ở mức 979 tỷ đồng, làm lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có sự cải thiện từ 1355 tỷ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ ngắn hạn 22746 24575 24914

Dư nợ trung, dài hạn 14157 27898 53465

Tong dư nợ 36903 52473 78379

đồng lên 1609 tỷ đồng. Thu nhập, lợi nhuận tăng đều qua các năm cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng có chiều sâu và đảm bảo được sự ổn định qua các năm, mặc dù kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn.

2.1.3.2Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2012 - 2014 cho ta thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mức tăng này chủ yếu do nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và các chính sách thu hút nguồn vốn huy động từ VPBank, thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Tinh hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tỉnh : tỷ đồng 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 ■ Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và nhân dân ■ Vốn huy động từ các Tổ chức tín dụng

(Nguồn : Báo cáo tài chỉnh kiểm toán VPBank giai đoạn 2012 - 2014 )

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế tăng đều qua các năm, năm 2012 huy động từ khách hàng tăng 102% so với cuối năm 2011 và đạt 129% kế hoạch huy động do Đại hội đồng cổ đông phê duyệt; tới năm 2013 Có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 83.844 tỷ đồng, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 41%) so với năm 2012, cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành và vượt 3% kế hoạch do Đại hội Co đông đề ra. Sang năm 2014, tiền gửi của khách hàng đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương tăng 29%) so với 2013, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng

TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Số lượng tiền gửi không ngừng tăng do uy tín ngân hàng được khẳng định, các chính sách hỗ trợ với khách hàng cũ và thu hút khách hàng gửi tiền mới. Điều này tạo ra nguồn vốn dồi dào cho VPBank, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán cho VPBank, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt về lãi suất giữa các ngân hàng như hiện nay.

2.1.3.3Hoạt động cho vay

Bảng 2.2 Tinh hình dư nợ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2012 - 2014

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, dư nợ tín dụng của VPBank tăng nhanh trong giai đoạn 2012 - 2014. Dư nợ năm 2013 đạt 52473 tỷ đồng, tăng 42.19% so với cùng kỳ năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng mạnh lên 78379 tỷ đồng, tương đương 49.37% so với năm 2013. Từ đó có thể thấy ngân hàng đang có mức độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại, là do VPBank đã kịp nắm bắt xu thế thị trường, cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với cơ chế ưu đãi. Ngân hàng tập trung phát triển tín dụng trung và dài hạn, dư nợ tăng chủ yếu do tín dụng trung dài hạn, dư nợ ngắn hạn hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Chính sách phát triển cơ cấu tín dụng của ngân hàng là hoàn toàn hợp lý với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, đảm bảo an toàn cho hệ thống, giảm rủi ro cho khoản vay. Tuy tăng trưởng tín dụng cao, nhưng VPBank vẫn trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm các chỉ thị, chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ.

Năm Ngân hàng\^^

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

VPBank 1.33% 1.36% 1.41%

Vietcombank 17% 15.62% 16.32%

Vietinbank 13.9% 14% 14.3%

Doanh số mua bán ngoại tệ

So sánh với số cùng kỳ năm trước

Tương đối Tuyệt đối (%)

2012 1506.8 -356.5 -19.13

2013 1657.4 150.6 909

2014 1833.7 176.3 10.64

2.1.3.4Hoạt động thanh toán quốc tế

- Doanh sổ TTQT

Biểu đồ 2.2 Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tỉnh: triệu USD

2000 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0

■ Doanh số thanh toán XK ■Doanh số thanh toán NK

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2012 - 2014 )

Từ biểu đồ ta thấy, doanh số thanh toán quốc tế của VPBank tăng đều qua các năm.Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2012 đạt 2603.5 triệu USD, tuy nhiên con số này ở năm 2013 đã là 2810.4, tăng 206.9 triệu USD, tương ứng 7.95%. Bước sang năm 2014, doanh số thanh toán quốc tế tăng ở mức vừa phải 265.6 triệu USD, tương ứng 10.2%. Ở năm 2014 ta thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với năm 2013 ở cả con số tương đối và tuyệt đối. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng đều đặn qua các năm, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi, nhu cầu nhập khẩu tăng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Giai đoạn 2012, doanh số xuất khẩu lớn hơn doanh số thanh toán nhập khẩu, do các doanh nghiệp tích cực sản xuất hàng xuất khẩu, khiến cán cân thanh toán ở tình trạng xuất siêu. Ở doanh số thanh toán xuất khẩu, năm 2013 có một sự giảm sút, từ 1458 triệu USD xuống 1067.9 triệu USD, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm 2014. Năm 2014 vừa trải qua là một năm khó khăn với nền kinh tế, nhưng doanh số thanh toán quốc tế của VPBank vẫn được duy trì và tăng trưởng đều đặn, sự tăng trưởng đến từ cả doanh số thanh toán xuất khẩu cũng như nhập khẩu, đó là một tin đáng mừng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang lại nhiều phí dịch vụ. Qua đó, ngày một củng cố vị trí của ngân hàng trong hệ thống các NHTM cổ phần tại Việt Nam với nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

- Thị phần hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Bảng 2.3 Thị phần hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của một số NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2012 - 2014 của VPBank, Vietcombank, Vietinbank)

Theo bảng ta thấy, thị phần hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VPBank tăng đều qua các năm, có thể thấy đây là một bước đi vững chắc. Thi phần hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2013 là 1.36%, tăng 0.03% so với năm 2012. Bước sang năm 2014, VPBank chiếm thị phần 1.41%, thay đổi 0.05% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy chiếm tỷ lệ thấp so với các NHTM mạnh, nhưng VPBank vẫn đang cố gắng nâng cao thị phần của mình bằng cách thu hút khách hàng từ phía các ngân hàng trong cùng hệ thống. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển tạo điều kiện, cơ sở cho hoạt động tài trợ TMQT phát triển theo - mang lại ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động tài trợ TMQT. Hơn nữa, thị phần phát triển chứng tỏ VPBank đã lôi kéo được khách hàng từ các ngân hàng khác sang, cho thấy chất lượng thanh toán quốc tế đã được cải thiện và giúp khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.4 Tinh hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2012 - 2014

Qua các số liệu tương đối và tuyệt đối ở trên, có thể thấy rõ năm 2012 là năm hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ của VPBank giảm sút cả về mặt tương đối và tuyệt đối, giảm 356.5 triệu USD so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng nhà nước đặt mục tiêu tỷ giá dao động tối đa không quá 3%. Điều này trực tiếp làm giảm sút doanh số mua bán ngoại tệ của VPBank, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2013 và 2014, dù có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại, nền kinh tế khó khăn nhưng hoạt động mua bán ngoại tệ của VPBank đã có dấu hiệu phục hồi và chuyển biến tích cực. Mức tăng lần lượt các năm là 9.09% và 10.64%, cho thấy ngân hàng đã có các chính sách riêng trong kinh doanh ngoại tệ, như chủ động theo sát thị trường cũng như động thái các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh công tác dự báo và nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá, đến năm 2014 doanh số mua bán đã đạt 1833.7 triệu USD, cơ bản đã đươc phục hồi so với năm 2011.

2.1.4 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Hệ thống văn bản pháp lý nói chung, văn bản luật ngân hàng nhà nước nói riêng, tạo hành lang pháp lý và điều chỉnh tất cả các hoạt động của các ngân hàng thương mại, không chỉ hoạt động thanh toán quốc tế, mà cả các hoạt động tín dụng, kinh doanh... Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động đặc thù, liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều ngân hàng nên chịu sự điều chỉnh của cả luật quốc gia cũng như thông lệ, tập quán, luật quốc tế. Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động tài trợ thương mại bao gồm:

2.1.4.1Nguon luật quốc tế

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đòi hỏi các ngân hàng tham gia phải thực hiện đúng theo quy tắc, chuẩn mực chung nhất, mà các ngân hàng thương mại trên quốc tế vẫn thường sử dụng như:

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP600, do Phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.

- Tập quán ngân hàng quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phát hành số 745 (ISBP 745).

- Các quy tắc thống nhất về nhờ thu bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC 522)

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả URR 525.

- Các nguồn luật, công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm

- Bản Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758, ICC 2009

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 131 (Trang 42 - 87)