5. Kết cấu khóa luận
1.3.2. Các nhân tố khách quan
a) Môi trường pháp lý:
Hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Có những rủi ro gây ra hậu quả to lớn dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nền kinh tế xã hội. Vì vậy, mọi hoạt động của ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý khắt khe của Nhà nước và Ngân
hàng nhà nước thông qua những quy định, nghị định cụ thể. Dựa trên các quy định, nghị định ấy, ngân hàng thương mại sẽ xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý đem lại sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Một môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngân hàng phát triển.
b) Môi trường chính trị - xã hội:
Một nền chính trị ổn định, ít biến động sẽ là điều kiện lý tưởng để phát triển các
định hướng kinh tế của Nhà nước cho các DNNVV, các ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị bất ổn sẽ là một trở ngại cho việc phát triển kinh tế.
Môi trường xã hội bao gồm trình độ dân trí, văn hóa và truyền thống dân tộc. Khi xã hội ổn định, người dân sẽ có trình độ học vấn cao hơn, ý thức tốt hơn sẽ hạn chế gian lận, lừa đảo khi vay vốn, khuyến khích làm ăn hợp pháp và cạnh tranh bình đẳng. Từ đó nâng cao hiệu quả và tăng cường hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng huy động được nguồn vốn
giá rẻ, từ đó sẽ tăng khả năng mở rộng cho vay nhất là tiếp cận với những đối tượng khách hàng mới như các DNNVV. Doanh số cho vay tăng, kèm theo đó là lợi nhuận, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng cũng tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn, còn
các doanh nghiệp có thể kinh doanh thua lỗ dẫn tới không thể trả nợ được ngân hàng.
d) Các nhân tố từ khách hàng:
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn tự có và tỷ trọng vốn trong tổng nguồn vốn tham gia vào quá trình sản xuất. Đây cũng là một yếu tố quyết định số vốn mà doanh nghiệp có thể vay tối đa tại ngân hàng. Nguồn tài chính nhỏ sẽ
bị hạn chế khả năng vay vốn ngân hàng. Ngược lại, nguồn tài chính mạnh, dồi dào sẽ
là điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể vay với quy mô lớn hơn và qua đó sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn vay.
+ Phương án sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì phải
thể hiện rõ phương án sản xuất kinh doanh của mình. Từ phương án kinh doanh ấy, ngân
hàng sẽ phân tích, đánh giá và tiến tới quyết định cho vay đối với doanh nghiệp. + Khả năng phát triển của doanh nghiệp: một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sẽ là một đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu của ngân hàng trong tương lai với việc sử dụng tối đa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá được tiềm năng của mỗi doanh nghiệp là một vấn đề cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá bởi đội ngũ có trình độ.
+ Tài sản đảm bảo: đối với ngân hàng thì mọi khoản vay của doanh nghiệp đều tiềm ẩn rủi ro riêng, nhất là với đối tượng khách hàng DNNVV. Vì vậy, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Đây chính là nguồn thu nợ dự phòng của ngân hàng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và mất khả năng trả nợ vay.
+ Đạo đức và uy tín của khách hàng: trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là tiền tệ thì uy tín của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Các doanh nghiệp có uy tín tốt sẽ được hưởng các ưu đãi của ngân hàng trong quá trình vay vốn.
Hà Nội” của SV: Đỗ Thị Minh Thùy với GVHD: ThS. Nguyễn Phương Mai.
Nổi dung nghiên cứu:
* Thực trạng cho vay, đánh giá chất lượng cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bắc Hà Nội từ năm 2010- 2012:
- Cơ cấu dư nợ với DNVVN phân theo kỳ hạn, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp
- Tỷ lệ nợ quá hạn với DNVVN theo kỳ hạn, ngành nghề và loại hình doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ cho vay DNVVN
* Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội:
- Tăng cường hiệu quả huy động vốn - Xây dựng chính sách cho vay phù hợp - Xây dưng chính sách khách hàng
- Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng - Nâng cao công tác đánh giá rủi ro với DNVVN - Tăng cường công tác Marketing
Đánh giá: Bài nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực trạng tín dụng cho
DNVVN của Vietinbank Bắc Hà Nội trong giai đoạn 2010- 2013 và nêu ra những nguyên nhân biến động cũng như giải pháp khắc phục, tuy nhiên nhóm giải pháp của tác giả chưa đi liền và phù hợp với nguyên nhân thực trạng đã đặt ra, các giải pháp này vẫn còn chung chung, chưa cụ thể.
Tên đề tài 2: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhanh Hoàn Kiếm” của SV: Đặng Thị Mai Chang.
Nổi dung nghiên cứu:
* Thực trạng cho vay, đánh giá chất lượng cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bắc Hà Nội từ năm 2006- 2008:
- Quy mô và cơ cấu nguồn vốn
- Cơ cấu và quy mô tín dụng đối với DNVVN
* Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân
- Hoàn thiện và phát triển sản phẩm phù hợp với DNVVN - Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
- Nâng cao trình dộ, chất lượng cán bộ tín dụng
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình cho vay DNVVN - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của DNVVN
- Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với DNVVN
Đánh giá: Bài nghiên cứu đã có những giải pháp cụ thể và khá phù hợp với thực
trạng cho vay đối với DNVVN tại Vietinbank Hoàn Kiếm giai đoạn 2006 - 2008, tuy nhiên phần phân tích, đánh giá thực trạng cho vay thì chưa phân tích được sâu rõ các nguyên nhân biến động cũng như các chỉ tiêu đánh giá còn sơ sài.
Tên đề tài 3: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đống Đa” của SV: Nguyễn Thị Giang.
Nội dung nghiên cứu:
* Thực trạng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2011- 1013:
- Cơ cấu dư nợ và cơ cấu vốn của DNVVN - Vòng quay vốn tín dụng
- Hiệu suất sử dụng vốn
- Lợi nhuận từ cho vay DNVVN
* Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đống Đa:
- Hoàn thiện quy trình cho vay DNVVN - Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt - Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Đánh giá: Bài nghiên cứu chưa phân tích đủ và sâu các chỉ tiêu cần đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng với DNVVN của Vpbank Đống Đa cũng như các giải pháp đưa ra chưa cụ thể và phù hợp với thực trạng.
Tên đề tài 4: “Phát triển hoạt động tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” của SV: Bùi Phương Anh và GVHD: ThS: Đặng Ngọc Biên.
Nôi dung nghiên cứu:
* Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương việt nam (techcombank) giai đoạn 2012-2014 - Dư nợ cho vay với DNVVN
- Tỷ lệ dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ - Nợ quá hạn của doanh nghiêp vừa và nhỏ
* Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank
- Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay, tăng cường kiểm tra trong và sau vay
- Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với từng sản phẩm cụ thể
- Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm tín dụng dành cho phân khúc khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ
- Nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị trong ngân hàng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp và hiệu quả
Đánh giá: Bài nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích được thực trạng tín dụng đối với DNVVN của Techcombank tuy nhiên nhóm giải pháp đưa ra chư sát thực trạng thực tế đã phân tích.
1.4.2. Bài nghiên cứu nước ngoài
Kashif Imran và Mohammed Nishat (2013) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định những yếu tố tác động đến TDNH qua nghiên cứu dữ liệu time-series (chuỗi
thời gian) với thời gian nghiên cứu từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Với cách tiếp cận từ phía cung và sử dụng phương pháp ARDL (Autoregressive Distributed Lag), nghiên cứu đã đo lường được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Theo
đó, nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình hình thị trường tiền tệ có mối liên kết đáng kể với TDNH trong khu vực tư nhân tại Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn. Bên cạnh đó, lạm phát và tỉ giá hối đoái là 2 nhân tố được kết luận là không có tương quan ý nghĩa đến tín dụng tư nhân. Hơn nữa
trong ngắn hạn, tiền gửi trong nước sẽ không tác động đến tín dụng tư nhân. Cuối cùng, nghiên cứu đúc kết cho ta thấy rằng có hai yếu tố tác động lớn đến quyết định cho vay của các NH gồm: năng lực/tiềm lực tài chính và yếu tố thanh khoản của các NH. Nói khác đi, NH sẽ cho vay dựa trên khả năng tài chính và khả năng thanh khoản
của chính nó. Ngoài ra, mối quan hệ trong dài hạn của các biến được xem là ổn định và bất kỳ sự mất cân bằng nào được hình thành trong ngắn hạn chỉ là tạm thời và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian với tốc độ cao khoảng 53.5% mỗi năm. Với cách tiếp cận của phương pháp ARDL, một phương pháp kết hợp giữa mô hình VAR (tự hồi qui vector) và mô hình hồi qui bình phương nhỏ nhất (OLS) cho phép nghiên cứu các tương quan ý nghĩa giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, với dữ liệu chuỗi thời gian một cách dễ dàng, linh hoạt dù các biến có hiện tượng nội sinh, độ trễ các biến khác nhau,... kết quả mô hình cho ta thấy rất rõ các tương quan trong ngắn hạn và cả các tương quan trong dài hạn giữa các biến trong mô hình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phát triển tín dụng đối với các DNNVV đang là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn của hầu hết các NHTM nói chung và BIDV Bắc Hà Nội nói riêng bởi đây là khu vực kinh tế năng động, hiệu quả và có nhiều tiềm năng khai thác. Phát triển cấp tín dụng DNNVV không những tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu về vốn của các DN, giúp DN mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, giúp ngân hàng tăng nguồn thu mà còn kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Học hỏi từ những nghiên cứu trước và khắc phục những hạn chế từ các bài nghiên cứu là chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, phù hợp theo nguyên nhân chủ quan đã đưa ra, bài nghiên cứu: iiGiai pháp tăng cường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bắc Hà Nội” sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trang
mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Bắc Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp với những tồn tại đã nêu ra.
CHL ONG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2016 - 2018
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội
a) Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam— Chi nhánh Bắc Hà Nội
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: Join Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Northeen Hanoi Branch.
- Tên viêt tắt: BIDV Bắc Hà Nội
Địa chỉ: Số 137A Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 024 2220 7996.
- Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Bắc Hà Nội được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2002, trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Huyện Gia Lâm-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV
trên địa bàn trú đóng của Chi nhánh. Địa chỉ trụ sở chính đặt tại Số 137A Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.
Trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động, Hội đồng Quản trị đã ban hành Quyết
định số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 v.v thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 300 tỷ và nguồn nhân
lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch 1. Đến thời điểm tháng
12 năm 2018, BIDV Bắc Hà Nội đã phát triển một cách mạnh mẽ, huy động vốn đạt 12.167 tỷ và gần 160 cán bộ nhân viên. Sau gần 20 năm thành lập, hiện nay, BIDV Bắc Hà Nội đang là một trong những chi nhánh thuộc tốp đầu của hệ thống BIDV về hiệu quả hoạt động.
b) Cơ cấu tổ chức — hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Bắc Hà Nội
Bộ máy tổ chức - hoạt động của BIDV Bắc Hà Nội được chia thành các Khối chuyên biệt phụ trách các mảng hoạt động khác nhau. Trong mỗi Khối lại được chia thành các phòng hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ đã được quy định trong quy chế hoạt động của ngân hàng. Mô hình tổ chức chi nhánh được biểu thị dưới sơ đồ sau:
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 5 khối, gồm 15 phòng như sơ đồ kèm theo:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và