5. Kết cấu khóa luận
3.2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và xây dựng phương án kinh doanh khả thi.
Nắm bắt được cơ hội kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả cá doanh nghiệp, không chỉ với DNVVN. Để làm được điều này, chính bản tahan các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các thông tin trên thị trường. Từ đó, đề ra được định hướng kinh doanh trong giai đoạn tới của mình. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, càng đồi hỏi cac doanh nghiệp phải chủ động trong việc tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của thị trường. Rất nhiều DNVVN đã bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh vì thiếu thông tin và năng lực tài chính không cao.
Sau khi tìm kiếm được cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp phải xây dựng được
phương án kinh doanh khả thi, có lợi nhuận. Từ đó, các ngân hàng thương mại mới chấp nhận tín dụng vốn để sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được điều này, phải đi tìm hiểu yêu cầu của thị trường về sản phẩm, xác định khả năng của doanh nghiêp, qua đó chọn lựa được phương án kinh doanh tối ưu. Ngoài ra, các DNVVN có thể chủ động tìm kiếm sự tư vấn, trợ giúp từ các chuyên gia, tổ chức khác để xây dựng phương án kinh doanh sát với tình hình thực tế và mang lại lợi nhuận.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp, qua đó, có thể được vay tín chấp.
Các DNVVN cần tạo lập được sự đổi mới như: nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của lãnh đạo; nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho nhân viên; cải tiến
quy trình sản xuất, máy móc thiết bị,.... Đây là những công việc tốn nhiều thời gian và chi phí, DNVVN cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện an toàn trong kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.
Khi DNVVN đầu tư vốn vay một cách hiệu quả thì sẽ tạo được niềm tin cho ngân hàng và giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc vay vốn sau này. Vì thế, ngoài việc có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp cần phải theo dõi quá trình phân bổ về sử dụng vốn theo tiến trình sản xuất kinh doanh nhằm tránh lãng phí, mất mát. Trong quá trình vay vốn, phải nâng cao trách nhiệm, ý thức trả nợ ngân hàng, tuân thủ các điều kiện đã ký kết.
Với vốn cố định, cần xác định phương pháp khấu hao hợp lý, phù hợp với từng loại tài sản và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh của DNVVN nên cần có những giải pháp để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả, tăng vòng quay vốn, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất một cách hợp lý.
Đồng thời, các NH cũng hạn chế cho việc vay vốn trong trường hợp này. - Tăng cường hợp tác trong kinh doanh
Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, các DNVVN sẽ gặp nhiều khó khăn và bất lợi nếu hoạt động một cách độc lập. Tham gia vào Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ, tư vấn. Đồng thời, thông qua Hiệp hội, các DNVVN có thể đề xuất những nguyện vọng đối với các cơ quan chức năng hay các tổ chức tài trợ.
Song song với tham gia vào Hiệp hội, các DNVVN cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp lớn để có thể trở thành đối tác, vệ tinh quan trọng cho các doanh
nghiệp lớn. Qua đó, DNVVN sẽ chứng tỏ được khả năng của mình đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không phải dễ dàng, vì các DNVVN đang còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, chưa tạo được niềm tin từ các doanh nghiệp lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cùng với việc nêu ra các định hướng phát triển chung về tín dụng đối với DNVVN của Nhà nước, cũng như định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng đối với DNVVN của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội, khóa luận đã chỉ ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó được chia ra thành nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể. Nhóm giải pháp chung bao gồm: Nhận thức đúng về việc tăng cường hoạt động tín dụng đối với DNVVN và Nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng chăm sóc khách hàng đối với cán bộ nhân viên. Nhóm giải pháp cụ thể bao gồm: Tăng tỷ trọng doanh số tín dụng DNVVN
trong tổng doanh số tín dụng và tỷ trọng dư nợ DNVVN trong tổng dư nợ của chi nhánh; Đổi mới cơ cấu tín dụng đối với DNVVN; Rút ngắn thời gian tín dụng đối với khách hàng; Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp; Mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng. Từ các giải pháp ấy, luân văn đã đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp; qua đó, khắc phục những hạn chế, tăng cường hoạt động tín dụng đối với DNVVN.
KẾT LUẬN
Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các DNVVN đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đồng thời giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, đa phần các DNVVN đều đang gặp những vướng mắc nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến trình độ quản lý của lãnh đạo cũng như chuyên môn nhân viên, quy trình sản xuất, quy mô doanh nghiệp,... và đặc biệt là nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiểu được vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các DNVVN. Đồng thời, nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các NHTM đã tăng cường các hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Tuy nhiên, việc vay vốn ngân hàng của các DNVVN vẫn gặp nhiều khó khăn và vấn đề chưa được giải quyết.
Khóa luận tập trung phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN của BIDV CN Bắc Hà Nội. Qua đó, đề xuất một số hướng giải quyết và điều kiện thực hiện giải pháp để nhằm tăng cường hoạt động tín dụng đối với DNVVN.
Trong giai đoạn nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện
nhưng vẫn không thể tránh khỏi được những thiếu sót chưa đề cập tới nhất định, tác giả khóa luận mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn nữa.
1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNVVN.
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 6366/QĐ-PTSP ngày
19/11/2008 của về việc ban hành chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009 về giao dịch bảo đảm trong cho vay
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 của về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng
là doanh nghiệp
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Quyết định số 1138/QĐ- HĐQT ngày 11/11/2011 về việc ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004-2005), Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/7/2004 ban hành Quy chế cho vay đối khách hàng và Quyết định số 285/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2005 sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay đối với khách hàng
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội (2010), Đề án đẩy mạnh tín dụng góp phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội
8. Phòng KHTH- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội (2016- 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo 9. Phòng QHKHDN- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội (2016-
2018), Báo cáo tình hình hoạt động của các khách hàng có quan hệ tín dụng
10.Phòng KHDN1- CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội (2016- 2018),
Báo cáo rà soát cho vay DNNVV.
11.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Bắc Hà Nội (2016), Kế hoạch kinh doanh 3 năm (2016-2018).
13.Imran K., & Nishat M., 2013. Determinants of bank credit in Pakistan: A supply side approach. Economic Modelling, 35, 384-390.