Bài nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu khóa luận

1.4.2. Bài nghiên cứu nước ngoài

Kashif Imran và Mohammed Nishat (2013) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xác định những yếu tố tác động đến TDNH qua nghiên cứu dữ liệu time-series (chuỗi

thời gian) với thời gian nghiên cứu từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Với cách tiếp cận từ phía cung và sử dụng phương pháp ARDL (Autoregressive Distributed Lag), nghiên cứu đã đo lường được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Theo

đó, nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình hình thị trường tiền tệ có mối liên kết đáng kể với TDNH trong khu vực tư nhân tại Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn. Bên cạnh đó, lạm phát và tỉ giá hối đoái là 2 nhân tố được kết luận là không có tương quan ý nghĩa đến tín dụng tư nhân. Hơn nữa

trong ngắn hạn, tiền gửi trong nước sẽ không tác động đến tín dụng tư nhân. Cuối cùng, nghiên cứu đúc kết cho ta thấy rằng có hai yếu tố tác động lớn đến quyết định cho vay của các NH gồm: năng lực/tiềm lực tài chính và yếu tố thanh khoản của các NH. Nói khác đi, NH sẽ cho vay dựa trên khả năng tài chính và khả năng thanh khoản

của chính nó. Ngoài ra, mối quan hệ trong dài hạn của các biến được xem là ổn định và bất kỳ sự mất cân bằng nào được hình thành trong ngắn hạn chỉ là tạm thời và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian với tốc độ cao khoảng 53.5% mỗi năm. Với cách tiếp cận của phương pháp ARDL, một phương pháp kết hợp giữa mô hình VAR (tự hồi qui vector) và mô hình hồi qui bình phương nhỏ nhất (OLS) cho phép nghiên cứu các tương quan ý nghĩa giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, với dữ liệu chuỗi thời gian một cách dễ dàng, linh hoạt dù các biến có hiện tượng nội sinh, độ trễ các biến khác nhau,... kết quả mô hình cho ta thấy rất rõ các tương quan trong ngắn hạn và cả các tương quan trong dài hạn giữa các biến trong mô hình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phát triển tín dụng đối với các DNNVV đang là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn của hầu hết các NHTM nói chung và BIDV Bắc Hà Nội nói riêng bởi đây là khu vực kinh tế năng động, hiệu quả và có nhiều tiềm năng khai thác. Phát triển cấp tín dụng DNNVV không những tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu về vốn của các DN, giúp DN mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, giúp ngân hàng tăng nguồn thu mà còn kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Học hỏi từ những nghiên cứu trước và khắc phục những hạn chế từ các bài nghiên cứu là chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, phù hợp theo nguyên nhân chủ quan đã đưa ra, bài nghiên cứu: iiGiai pháp tăng cường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Bắc Hà Nội” sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trang

mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Bắc Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp với những tồn tại đã nêu ra.

CHL ONG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 29 - 32)