Giá bán sản phẩm, hàng hoá là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường với các qui luật vốn có bản chất của nó như qui luật cung- cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị… đã làm cho nhiều người lầm tưởng không cần qui định giá bán cho sản phẩm. Bởi họ quan niệm rằng đó là do thị trường tự điều tiết bởi cung- cầu, do sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Điều đó mới chỉ đúng phần nào. Với các doanh nghiệp nếu chỉ mặc thác cho quan niệm đó thì khó có thể tồn tại được nói gì tới nhu cầu phát triển để mà cạnh tranh, đứng vững trong thương trường. Thực tế, có thể có nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều tới giá bán sản phẩm bởi sản phẩm của doanh nghiệp đó được sản xuất ra để cạnh tranh trên thị trường với mức giá bán có sẵn. Họ chỉ cần quan
tâm tới khối lượng sản xuất ra là bao nhiêu: nhiều hay ít. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nếu không có chính sách định giá bán cho sản phẩm thì không thể nào đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất là đạt lợi nhuận tối đa.
Quan điểm định giá bán sản phẩm thông thường xuất phát từ yêu cầu trang trải bù đắp chi phí có liên quan tới khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và đảm bảo có lãi. Nói cách khác, các phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường được dựa vào giá thành sản phẩm (trị giá vốn) của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để cộng thêm một phần chi phí theo mức độ, tỷ lệ nhất định so với giá thành sản xuất hay trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để tính giá.
Xét về bản chất định giá bán cho sản phẩm là công tác xác định giá bán cho sản phẩm dựa trên các yếu tố như chi phí, pháp luật, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mức lợi nhuận.
Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp:
Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp thường coi đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính sứ mệnh lịch sử ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác.
Trước hết việc đưa ra giá bán sản phẩm tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp đó là sự thiệt hại của doanh nghiệp. Song giá bán lại bị giới hạn bởi cầu của thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy đưa ra giá bán cụ thể bao nhiêu, đó là câu trả lời thật khó của nhà quản trị. Chính vì thế, nhà quản trị cần xây dựng giá bán phải thật khoa học, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi nhuận tối đa.
lịch sử, song nó thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất của các nhà quản trị. Do vậy để đưa ra giá bán phù hợp, yêu cầu nhà quản trị phải am hiểu về kế toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, môi trường kinh doanh.
Giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm, do vậy nó thường ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy đưa ra giá bán thấp quá có thể thị trường hiểu nhầm chất lượng sản phẩm kém, giá bán cao không phù hợp với thu nhập của khách hàng, sản lượng tiêu thụ chậm. Như vậy đưa ra giá bán phải thận trọng vừa phù hợp với mức thu nhập của khách hàng phục vụ vừa đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp cao nhất.