Khuyến nghị với Hiệp hội xuất bản sách và các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Kế toán định giá bán sản phẩm tại công ty cổ phần RIO book việt nam (Trang 106 - 111)

- Đối tượng tập hợp chi phí: Netflix That will never work: How we too ka crazy idea, built netflix and disrupted an insdustry

4.6.3 Khuyến nghị với Hiệp hội xuất bản sách và các cơ quan quản lý

Hoạt động xuất bản còn tụt hậu về công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc quản lý nhà nước đối với xuất bản còn nhiều vấn đề bất cập. Tuy nhiên bên cạnh những hạn chế và thách thức thì nhiều cơ hội mới cho việc đưa xuất bản thành ngành công nghiệp của Việt Nam chưa bao giờ sẵn sàng như vậy khi chúng ta đang nhận được những ảnh hưởng tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0.

Như vậy việc xây dựng ngành xuất bản thành ngành công nghiệp hoàn toàn có cơ sở và chúng ta phải làm gì để biến mong muốn thành hiện thực. Để nắm chắc cơ hội, chủ động cho con đường phát triển của ngành xuất bản, chúng ta cần làm gì? Tôi xin có một số kiến nghị sau, để phục vụ cho việc kiến tạo Hệ sinh thái cho xuất bản Việt Nam:

Tạo ra các sân chơi cùng với các đơn vị xuất bản quốc tế: Bằng việc tổ chức các hội sách quốc tế một cách chuyên nghiệp chúng ta đã và đang thu hút sự quan tâm của xuất bản thế giới. Tại đó chúng ta có cơ hội để giới thiệu các tác phẩm và tác giả Việt Nam tới các bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó việc hiện diện tại các hội sách quốc tế như Frankfurt, Beijing, London… đã tạo ra những chú ý tích cực tới xuất bản Việt Nam. Một số các đơn vị tham gia hoạt động này rất tích cực và có chiều sâu như Thái Hà Books, NXB Trẻ, Nhã Nam, NXB Kim Đồng…

Lập và hỗ trợ các hoạt động khuyến đọc tại các nhà trường và địa phương trên cả nước: Như hoạt động đọc sách 10 phút mỗi ngày tại các lớp học, cấp học. Thành lập các tủ sách di động tại các địa điểm công cộng như bệnh viện, bến chờ xe bus. Lập quỹ khuyến đọc và dịch thuật…

Khuyến khích việc xuất bản sách hay sách có giá trị: Hiện tại thị trường sách tương đối mở rộng, việc mua bán bản quyền dễ dàng nên việc kiểm duyệt sách có phần đơn giản, do vậy các cuốn sách nội dung chưa có nhiều giá trị sống tích cực vẫn được xuất bản. Sách có nội dung “khó nhằn”, sách có giá trị lại bị xem là sách “để trưng bày”, do vậy để khuyến khích các tác giả Việt Nam tìm tòi và sáng tạo thì chúng ta nên có những ưu đãi về giá, về các hoạt động truyền thông quảng bá để cuốn sách được tới tay độc giả cả nước.

Chính phủ xây dựng Quỹ để hỗ trợ dịch thuật tiếng Việt ra các ngôn ngữ khác và hoạt động khuyến đọc trên cả nước

Xuất bản sách giấy: Cơ quan quản lý tham khảo mô hình quản lý xuất bản của các nước để giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc cấp phép phát hành, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm đối với các đơn vị làm xuất bản trực tiếp

Xuất bản sách điện tử: Cơ quan quản lý phổ biến rõ các thủ tục hành chính cấp phép trong việc kinh doanh xuất bản phẩm điện tử; trong việc báo cáo xử lý khi phát hiện sai phạm trong phát hành ấn phẩm điện tử: Ebook, audiobook, kinh doanh nội dung sách trên các ứng dụng…

Trao quyền nhiều hơn cho đơn vị liên kết xuất bản: Thừa nhận vai trò và trách nhiệm của đơn vị liên kết xuất bản; các đơn vị liên kết được phép đệ trình đơn trực tiếp lên cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện các hành vi vi phạm trong việc phát hành sách giả, sách lậu

Giá sách: Có khung trần đối với việc giảm giá những ấn phẩm sách mới: Chế độ giá sách cố định đã tồn tại hơn 150 năm. Hầu hết quốc gia có ngành công nghiệp sách phát triển (vd: Đức, Pháp) đã đưa ra luật hoặc thỏa thuận để ấn định giá bán sách. Sách là đối tượng của văn hóa, xứng đáng được đối xử đặc biệt với các mặt hàng khác, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các

nhà bán lẻ, cho phép các nhà bán sách nhỏ tồn tại bất chấp sự tồn tại của hệ thống cửa hàng lớn

Khối Xuất bản In và Phát hành (Hội xuất bản và Phát hành, Hội In, các Nhà xuất bản, các đơn vị liên kết xuất bản): Cần đưa ra những quy chế hoạt động cho các đơn vị thành viên, bảo vệ các hoạt động kinh doanh lành mạnh của các thành viên trong hội.

Kênh truyền thông báo chí, truyền hình: Tiếp cận đa chiều tới độc giả, có nhiều phóng sự bài viết liên quan đến việc khuyến đọc.

Xuất bản sách xong, nộp lưu chiểu là được quyền phát hành ngay, không cần đợi 10 ngày làm việc.

Kiến nghị để xuất bản Việt Nam sớm trở thành ngành công nghiệp

Thành lập Ủy ban Quốc gia về Sách và Văn hóa đọc. Nhiều nước đều có ủy ban này, Việt Nam lại càng cần hơn. Bởi hiện nay xuất bản và in thuộc bộ Thông tin và truyền thông, bản quyền và thư viện thuộc bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trường đại học, cao đẳng, phổ thông thuộc bộ Giáo dục. Cần có Ủy ban quốc gia để phối, kết hợp các cơ quan, ban ngành trong phát triển văn hóa đọc.

Cần có luật khuyến đọc. Muốn thành ngành công nghiệp, muốn doanh thu cao, nhất định phải khuyến đọc, người dân cần đọc nhiều hơn, tiến đến mức đọc như các nước ASEAN và tiến dần đến với thế giới. Việc đọc rất quan trọng và cần luật hóa.

Cần có quỹ khuyến đọc. Muốn khuyến đọc tốt phải có kinh phí. Ngân sách nhà nước sẽ không đủ để thúc đẩy khuyến đọc. Cần huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ các tập đoàn lớn có tâm với xuất bản.

Cần có quỹ dịch thuật. Sách quý cần được dịch cả từ các tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và chúng ta cũng cần lựa chọn những đầu sách tốt, tiêu biểu để dịch ra các ngôn ngữ lớn như Anh, Pháp, Đức, Nga,…

Cần thí điểm cho phép thành lập 2-3 nhà xuất bản tư nhân hoặc cổ phần hóa 2-3 nhà xuất bản đang có sẵn.

KẾT LUẬN

Quyết định về giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng, then chốt cho các doanh nghiệp sản xuất sách tồn tại và phát triển bền vững. Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất sách là một vấn đề then chốt trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để vừa có thể đưa các sản phẩm ra thị trường với giá bán hợp lý, vừa có nguồn ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lựa chọn các biện pháp marketing phù hợp, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo mục tiêu đặt ra luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.

(1) Tổng quan về định giá sản phẩm theo ba quan điểm của kinh tế, marketing và kế toán.

(2) Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí dưới góc độ của doanh nghiệp thiết lập giá và doanh nghiệp chấp nhận giá.

(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí

Đồng thời luận văn đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại công ty Cổ phần RIO Book Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kế toán định giá bán sản phẩm tại công ty cổ phần RIO book việt nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w