An ninh lƣơng thực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

An ninh lƣơng thực đang là một quan tâm lớn của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội hiện nay. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt đƣợc những thành công đáng kể trong giải quyết vấn đề an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, qua đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định đời sống, xã hội… Tuy nhiên, ngay cả khi trở thành “điểm sáng” về phát triển kinh tế song song với ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức mới về an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng: tỷ lệ suy dinh dƣỡng và thấp còi vẫn ở mức cao, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chất lƣợng và giá trị dinh dƣỡng của nông sản vẫn còn nhiều hạn chế…

Quay trở lại với định nghĩa về an ninh lƣơng thực của Tổ chức Nông Lƣơng quốc tế (FAO), an ninh lƣơng tập trung vào bốn yếu tố chính: sẵn có lƣơng thực, khả năng tiếp cận lƣơng thực, sử dụng lƣơng thực an toàn và có dinh dƣỡng, ổn định nguồn cung cấp lƣơng thực.

Có thể khẳng định trong hàng chục năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam, với những chính sách của Đảng, sự điều hành của Chính phủ cùng sự góp sức tích cực của nhân dân đã có những bƣớc tiến dài về năng suất và sản lƣợng, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định sản xuất và thƣơng mại. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với các sản phẩm: gạo, cà phê, điều, tiêu…

Tuy nhiên, dù đã đạt đƣợc những thành quả đáng ghi nhận về xóa đói giảm nghèo, nhƣng chúng ta chỉ mới giải quyết đƣợc nhu cầu về “số lƣợng” lƣơng thực mà ngƣời dân có thể tiếp cận. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng, thấp còi của ngƣời Việt Nam vẫn ở mức cao. Phân hóa giàu nghèo đã bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua sự khác biệt giữa các hộ gia đình về khả năng tiếp cận nguồn lƣơng thực đa dạng, giàu dinh dƣỡng và hợp vệ sinh. Các hộ gia đình có thu

nhập trung bình sẽ có ít cơ hội tiếp cận với nguồn thực phẩm chất lƣợng và bổ dƣỡng hơn, mặc dù nguồn cung cấp rất dồi dào.

An toàn thực phẩm cũng là một vấn đề nổi lên trong những năm qua, thậm chí có lúc trở thành một vấn nạn xã hội khi tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi chứa hóa chất… diễn ra tràn lan trên phạm vi cả nƣớc, ở mọi quy mô chăn nuôi, sản xuất. Do quá chú trọng vào năng suất, việc sử dụng các chất cấm, các chất không đƣợc khuyến khích sử dụng đã không đƣợc ngƣời nông dân quan tâm đúng mức. Vai trò giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc có nơi, có lúc còn buông lỏng. Các quy định về an toàn thực phẩm chƣa đƣợc chú trọng.

Thời gian qua, biến đổi khí hậu và thiên tai đã tác động đến nhiều vùng, gây mất an ninh lƣơng thực, thậm chí thiếu đói nhƣ dùng Trung Bộ, Tây Nguyên. Ở nhiều nơi chƣa từng xảy ra thiếu đói nhƣ Ninh Thuận, Bình Thuận thì nay đã phải trông đợi vào nguồn lƣơng thực trợ cấp của Nhà nƣớc. Hạn hán, thiếu nƣớc, xâm nhập mặn khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, làm suy giảm đáng kể thu nhập của ngƣời dân, dẫn đến tình trạng dù lƣơng thực trên thị trƣờng sẵn có, nhƣng ngƣời dân đã mất khả năng tiếp cận hoặc chỉ có thể sử dụng các sản phẩm nghèo dinh dƣỡng do điều kiện kinh tế bị ảnh hƣởng.

Những ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và những tác động không thuận của chính sách sử dụng nguồn nƣớc của các quốc gia thƣợng nguồn Sông Mê Công có thể đẩy vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa chính của cả nƣớc vào tình trạng kiệt quệ (do thiếu nƣớc), thậm chí bị xóa bỏ (do nƣớc biển dâng), đẩy hàng triệu ngƣời dân tại khu vực này vào tình thế hết sức hiểm nghèo, trực tiếp đe dọa đến an ninh lƣơng thực nƣớc nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)