Đánh giá mức độ an toàn, ổn định và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Chất lƣợng môi trƣờng đất nông nghiệp (S1-1)

Kết quả phân tích các mẫu đất nông nghiệp (trồng lúa và rau, chè) cho thấy hàm lƣợng kim loại nặng As và Cd trung bình là 66.6 và 13.4 mg/kg

tƣơng ứng. Có thể thấy, hàm lƣợng As và Cd trong đất nông nghiệp đều cao hơn so với ngƣỡng cho phép trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT, khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm As và Cd khá nặng.

Hàm lƣợng As trong đất có sự dao động khá lớn trong khoảng 5.78 – 238 mg/kg. Hầu hết các mẫu đất đều có hàm lƣợng As vƣợt quá ngƣỡng cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp. Đặc biệt, các điểm mẫu càng gần khu mỏ thì hàm lƣợng As càng cao. Các mẫu V7, M12, M13 tuy ở vùng có địa hình cao hơn nhƣng lại gần khu vực khai thác lộ thiên của mỏ nên hàm lƣợng As trong đất cao có thể do phát thải bụi công nghiệp.

Hình 2.5. Hàm lƣợng As trong đất nông nghiệp

Hàm lƣợng Cd trong hầu hết các mẫu đất thu thập đƣợc tại các vị trí xung quanh khu mỏ đa kim đều vƣợt quá ngƣỡng cho phép quy định trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT (1,5 mg/kg ). Cụ thể là hàm lƣợng Cd dao động trong khoảng 0.33 – 31.6 mg/kg, với giá trị trung bình trong các mẫu là 13.4

mg/kg (gấp 8,92 lần QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp). Khi so sánh hàm lƣợng tại các điểm bị ảnh hƣởng trên với điểm đối sánh thì thấy sự khác biệt rõ rệt khi hàm lƣợng tại điểm đối sánh gần nhƣ bằng không (thấp dƣới mức thiết bị đo có thể phát hiện).

Hình 2.6. Hàm lƣợng Cd trong đất nông nghiệp

Mức độ hài lòng của ngƣời dân về chất lƣợng môi trƣờng đất nông nghiệp (S1-2): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng môi trƣờng đất nông nghiệp ở mức 1- 4, 5-7 và 8-10 theo thang điểm 1–10 tƣơng ứng là 24%, 73% và 3% (Hình 2.7). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,5 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.7. Mức độ hài lòng về chất lƣợng môi trƣờng đất nông nghiệp

Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu (S1-3)

Hàm lƣợng As dao động trong khoảng 0,001 – 0,11mg/L, thấp nhất tại điểm W3 nằm xa khu mỏ đa kim, cao nhất tại điểm W-HT1 là nƣớc chảy từ suối gần mỏ. Có 4/12 mẫu phân tích có hàm lƣợng As cao hơn giá trị cho phép của QCVN08-MT:2015/BTNMT đối với nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp từ 1,1 – 2,2 lần (Hình 2.8).

Hình 2.8. Hàm lƣợng As trong nƣớc tƣới tiêu

Hàm lƣợng Cd trong các mẫu nƣớc dao động trong khoảng (0,003 –

0,34µg/L), nằm trong giới hạn cho phép của QCVN08-MT:2015/BTNMT đối

với nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp.

Mức độ hài lòng của ngƣời dân về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu (S1-4): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 55%, 45%; không có ngƣời phỏng vấn nào đánh giá ở mức 8-10 (Hình 2.9). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 3,5 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.9. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu

Hàm lƣợng kim loại trong gạo (S1-5)

Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng As trung bình tích lũy trong gạo (0,22 mg/kg) thấp hơn so với TCVN 11888:2017 đối với gạo trắng (1 mg/kg) nhƣng lại cao hơn tiêu chuẩn của WHO năm 1995 (0,2 mg/kg), cao nhất ở mẫu M7: 0,32 mg/kg (Hình 2.10). Điều đó cho thấy rằng, tại khu vực ô nhiễm, lƣợng As di chuyển từ đất đi vào cây lúa và ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng gạo.

Hình 2.10. Hàm lƣợng As trong gạo

Kết quả phân tích Cd trong gạo thu đƣợc hàm lƣợng Cd trung bình tích lũy trong gạo (0,185 mg/kg) thấp hơn so với TCVN 11888:2017 đối với gạo trắng (0,4 mg/kg) và tiêu chuẩn của WHO năm 1995 (0,2 mg/kg). Tuy nhiên 5/11 mẫu (M2; M4; M7; M10 và M12) có hàm lƣợng Cd cao hơn so với tiêu chuẩn của WHO (1995), cao nhất ở mẫu M10: 0,33 mg/kg (Hình 2.11).

Hình 2.11. Hàm lƣợng Cd trong gạo

Mức độ yên tâm của ngƣời dân về chất lƣợng gạo (S1-6): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ yên tâm về chất lƣợng gạo ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 67%, 30% và 3% (Hình 2.9). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,6 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.12. Mức độ yên tâm của ngƣời dân về chất lƣợng gạo

Hàm lƣợng kim loại trong rau (S1-7)

Sau khi phân tích As trong các mẫu rau và chè cho thấy tất cả đều có hàm lƣợng As lớn hơn ngƣỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia về hàm lƣợng kim loại nặng trong thực phẩm QCVN 8-2:2011 BYT (1 mg/kg). Cụ thể, hàm lƣợng As lớn hơn từ 2,7 – 77,5 lần đối với bắp cải, từ 2,6 – 6,47 lần đối với cải bẹ xanh, từ 3,6 – 34 lần đối với cải xanh, và từ 2,1 – 7,5 lần đối với các mẫu chè (Hình 2.13). Hàm lƣợng As trung bình đối với từng loại rau là 24,21 mg/kg (bắp cải); 3,77 mg/kg (cải bẹ xanh); 12,89 mg/kg (cải xanh) và 3,79 mg/kg (chè).

Hình 2.13. Hàm lƣợng As trong rau và chè

Tất cả các mẫu rau đều có hàm lƣợng Cd vƣợt ngƣỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia về hàm lƣợng kim loại nặng trong thực phẩm QCVN 8- 2:2011 BYT (0,05 mg/kg). Các mẫu bắp cải lớn hơn từ 33 – 277,64 lần, các mẫu cải bẹ lớn hơn từ 5,8 – 42,4 lần, các mẫu cải xanh lớn hơn từ 20 – 115,5 lần (Hình 2.14).

Hầu hết các mẫu chè có hàm lƣợng Cd xấp xỉ hoặc lớn hơn ngƣỡng cho phép từ 1 – 3 lần của QCVN 8-2:2011 BYT (1 mg/kg). Có một số mẫu chè cho kết quả phân tích ở mức an toàn cho ngƣời sử dụng các mẫu này không sử dụng dòng nƣớc tƣới tiêu chảy từ khu mỏ.

Hình 2.14. Hàm lƣợng Cd trong rau và chè

Mức độ yên tâm của ngƣời dân về chất lƣợng rau (S1-8): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ yên tâm về chất lƣợng rau ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 78%, 18% và 4% (Hình 2.15). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,3 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.15. Mức độ yên tâm của ngƣời dân về chất lƣợng rau

Hàm lƣợng kim loại trong chè (S1-9): Mức độ yên tâm của ngƣời dân về chất lƣợng chè (S1-10): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ yên tâm về chất lƣợng chè ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 81%, 13% và 6% (Hình 2.16). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,4 theo thang điểm 1–10.

Ảnh hƣởng của việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến sức khỏe của ngƣời dân (S1-11): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ảnh hƣởng của việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến sức khỏe ngƣời dân ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 65%, 26% và 9% (Hình 2.17). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,9 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.17. Ảnh hƣởng của việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến sức khỏe của ngƣời dân

Tình hình an ninh trật tự tại khu vực (S1-12): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy phần lớn ngƣời dân (96%) đều đánh giá tình hình an ninh trật tự tại khu vực ở mức 5-7 (trung bình) (Hình 2.18). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,3 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.18. Tình hình an ninh trật tự tại khu vực

Mức độ ổn định môi trƣờng đất nông nghiệp (S2-1): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của môi trƣờng đất nông nghiệp ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 24,27%, 66,73% và 0% (Hình 2.19). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,8 theo thang điểm 1–10.

Mức độ ổn định môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu (S2-2): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 38% và 62% (Hình 2.20). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,3 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.20. Mức độ ổn định môi trƣờng nƣớc tƣới tiêu

Mức độ ổn định của chất lƣợng gạo (S2-3): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của chất lƣợng gạo ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 16% và 84% (Hình 2.21). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,0 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.21. Mức độ ổn định của chất lƣợng gạo

Mức độ ổn định của chất lƣợng rau (S2-4): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định về chất lƣợng rau ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 14% và 86% (Hình 2.22). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,1 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.22. Mức độ ổn định của chất lƣợng rau

Mức độ ổn định của chất lƣợng chè (S2-5): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của chất lƣợng chè

ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 17% và 83% (Hình 2.23). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,0 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.23. Mức độ ổn định của chất lƣợng chè

Mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ gạo (S2-6): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ gạo ở mức 1-4 và 5-7 theo thang điểm 1–10 tƣơng ứng là 50% và 50% (Hình 2.24). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 3,5 theo thang điểm 1–10.

Mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ rau (S2-7): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ rau ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 48%, 33% và 19% (Hình 2.25). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,4 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.25. Mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ rau

Mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ chè (S2-8): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ chè ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 30%, 58% và 12% (Hình 2.26). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,7 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.26. Mức độ ổn định của thị trƣờng tiêu thụ chè

Chính sách, chiến lƣợc đảm bảo an ninh lƣơng thực (S3-1): Việt Nam cũng nhƣ tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách nhằm đảm bảo an ninh môi trƣờng sản xuất lƣơng thực cũng nhƣ đảm bảo an ninh lƣơng thực. Tuy nhiên, ở cấp địa phƣơng, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số bất cập. Do đó, tiêu chí này đƣợc đánh giá ở mức 7,0 theo thang điểm1–10.

Hiệu quả của việc thực thi chính sách, chiến lƣợc đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng (S3-2): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy phần lớn ngƣời dân (90%) đánh giá hiệu quả của việc thực thi chính sách, chiến lƣợc đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng ở mức 5-7 (trung bình) (Hình 2.27). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,2 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.27. Hiệu quả của việc thực thi chính sách, chiến lƣợc đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng

Tiềm lực đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng (S3-3): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá tiềm lực đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 11%, 86% và 3% (Hình 2.28). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,5 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.28. Tiềm lực đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng

Khoa học, công nghệ đảm bảo an ninh lƣơng thực (S3-4): Mặc dù có nhiều giải pháp khoa học và công nghệ khác nhau đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực nói chung, an ninh môi trƣờng sản xuất lƣơng thực nói riêng. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Do đó, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,0 theo thang điểm 1–10.

2.3.2. Đánh giá chi phí liên quan đến đảm bảo an ninh lương thực

Chi phí quản lý môi trƣờng sản xuất nông nghiệp (C1-1) và chi phí quan trắc chất lƣợng môi trƣờng (C1-2): Kết quả nghiên cứu cho thấy các chi phí này ở mức trung bình, đánh giá định lƣợng ở mức 5,0 theo thang điểm 1–10.

Chi phí mất do giảm năng suất, sản lƣợng gạo (C2-1): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy phần lớn ngƣời dân (88%) đánh giá chi phí bị mất do giảm năng suất, sản lƣợng gạo ở mức 5-7 (trung bình) (Hình 2.29). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,3 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.29. Chi phí mất do giảm năng suất, sản lƣợng gạo

Chi phí mất do giảm năng suất, sản lƣợng rau (C2-2): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy phần lớn ngƣời dân đánh giá chi phí bị mất do giảm

năng suất, sản lƣợng rau ở mức 5-7 (trung bình) (Hình 2.30). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,4 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.30. Chi phí mất do giảm năng suất, sản lƣợng rau

Chi phí mất do giảm năng suất, sản chè (C2-3): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy phần lớn ngƣời dân (96%) đánh giá chi phí bị mất do giảm năng suất, sản lƣợng chè ở mức 5-7 (trung bình) (Hình 2.31). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,7 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.31. Chi phí mất do giảm năng suất, sản lƣợng chè

Chi phí mất do gạo bị nhiễm kim loại (C2-4): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá chi phí bị mất do gạo bị nhiễm kim loại ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 57%, 29% và 14% (Hình 2.32). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 4,4 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.32. Chi phí mất do gạo bị nhiễm kim loại

Chi phí mất do rau bị nhiễm kim loại (C2-5): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá chi phí bị mất do rau bị nhiễm kim loại ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 29% và 71% (Hình 2.33). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,4 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.33. Chi phí mất do rau bị nhiễm kim loại

Chi phí mất do chè bị nhiễm kim loại (C2-6): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá chi phí bị mất do rau bị nhiễm kim loại ở mức 1-4 và 5-7 tƣơng ứng là 25% và 75% (Hình 2.34). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,1 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.34. Chi phí mất do chè bị nhiễm kim loại

Chi phí mất do ngƣời dân bị bệnh khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp không an toàn (C2-7): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá chi phí bị mất do ngƣời dân bị bệnh khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp không an toàn ở mức 1-4, 5-7 và 8-10 tƣơng ứng là 16%, 74% và 10% (Hình 2.35). Nhƣ vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá định lƣợng ở mức 5,5 theo thang điểm 1–10.

Hình 2.35. Chi phí mất do ngƣời dân bị bệnh khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp không an toàn

Giá trị phi vật chất bị mất khi gặp sự cố (C2-8): Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đánh giá giá trị phi vật chất bị mất khi gặp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)