Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 81)

Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế vƣợt bậc, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, gia tăng các hoạt động xả nƣớc thải nhất là các loại hình nƣớc thải không đƣợc xử lý đúng quy chuẩn, kỹ thuật…đã và đang tác động và gây sức ép ngày càng lớn, trầm trọng đến cả về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc các các sông, suối và các tầng chứa nƣớc, đặc biệt là các nguồn nƣớc phục vụ để sản xuất nƣớc sạch cấp cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên nƣớc là một trong những thách thức lớn của đất nƣớc ta, trƣớc mắt và lâu dài. Do đặc điểm về vị trí địa lý, Việt Nam phải đối diện với những thách thức này lớn hơn và sớm hơn, đƣợc cho là quốc gia chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nƣớc, xâm nhập mặn... những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới an ninh lƣơng thực.

Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức liên quan đến an ninh lƣơng thực, tất cả các thách thức này đƣợc dự đoán sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có những giải pháp hữu hiệu trƣớc mắt và lâu dài. An ninh lƣơng thực hiện nay đã đƣợc coi là một thách thức đối với các quốc gia với nhiều nguy cơ đe dọa ngày càng hiện rõ và không thể loại trừ nhƣ: biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, thiếu nƣớc, xâm nhập mặn; các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời… Việc công nhận an ninh lƣơng thực là một thách thức xã hội lớn đã đƣợc tuân thủ chặt chẽ bởi cam kết mạnh mẽ của các Chính phủ thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ nền nông nghiệp và hoạt động sản xuất lƣơng thực, thực phẩm.

Mặc dù, nhiều văn bản pháp luật liên quan đã không ngừng đổi mới, bổ sung và hoàn thiện nhƣng trên thực tế việc triển khai pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về nguồn lực thực hiện, nhất là nguồn nhân lực và nguồn tài chính.

Ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chƣa cao là một cản trở lớn trong bảo vệ nguồn nƣớc, vẫn còn tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng gây tác động, ảnh hƣởng đến nền nông nghiệp của nƣớc ta nói chung và hoạt động sản xuất lƣơng thực, thực phẩm nói riêng. Ý thức về bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cƣ, các thói quen xấu gây ô nhiễm cá nguồn nƣớc nhƣ: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi vào các nguồn nƣớc kênh, rạch, sông, suối, hồ, ao... vẫn còn phổ biến. Ý thức chấp hành pháp luật về môi trƣờng, tài nguyên nƣớc của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề; của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn rất thấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ nguồn nƣớc tới cộng đồng dân cƣ còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chƣa cao.

Vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung và an ninh lƣơng thực nói riêng ngày càng đặt ra nhiều khó khăn thách thức. Sau một thời gian nghiên cứu về thực trạng tại khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hiện nay, tác giả luận văn đã nhận thấy đƣợc những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm an ninh lƣơng thực tại khu vực. Trên cơ sở đó, tác giả xin nêu ra một số giải pháp khắc phục đƣợc một số vấn đề còn tồn tại trong trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 81)