Cơ cở chính sách, luật pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 84)

tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc là luôn coi việc bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn này là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế.

Nghị quyết 41/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã chỉ ra “môi trƣờng nƣớc ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lƣợng các nguồn nƣớc suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cƣ bị ô nhiễm nặng; khối lƣợng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trƣờng hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trƣờng, cung cấp nƣớc sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chƣa đƣợc khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trƣờng, đặt công tác bảo vệ môi trƣờng trƣớc những thách thức gay gắt.” Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã đề ra 03 mục tiêu, 07 giải pháp và nhiều nhiệm vụ nhằm “Xây dựng nƣớc ta trở thành một nƣớc có môi trƣờng tốt, có sự hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng; mọi ngƣời đều có ý thức bảo vệ môi trƣờng, sống thân thiện với thiên nhiên.”

Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý

tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”, Đảng đã đặt ra mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng đến năm 2020.

Tại các báo cáo chính trị và văn kiện của Đại hội Đảng các cấp, công tác bảo vệ an ninh môi trƣờng luôn là chỉ tiêu hàng đầu đƣợc đặt ra trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Có thể nói, việc tạo thuận lợi cho ngƣời dân đƣợc sống và lao động trong môi trƣờng trong sạch luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đặt ra và hƣớng tới.

Để thể chế hóa quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác bảo vệ môi trƣờng; vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi) trong đó quy định chủ cơ sở sản xuất thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng phải có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng công nghệ tốt nhất để ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng; việc thu phí xử lý rác thải theo khối lƣợng trên quan điểm ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; tăng cƣờng công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cƣ trong các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp

Từ nhiều năm nay, ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực xã Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do hoạt động sản xuất của nhà máy vofram – đa kim diễn ra theo chiều hƣớng ngày càng xấu đi, trở thành vấn đề nổi cộm của địa phƣơng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, hình thành mâu thuẫn giữa chính quyền - ngƣời dân – doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự nếu tình trạng xả thải gây ô nhiễm vẫn không đƣợc khắc phục triệt để.

Hiện nay, nguồn nƣớc chủ yếu của ngƣời dân tại khu vực đến từ nguồn nƣớc giếng khoan, việc dẫn tới khả năng tiếp cận nguồn nƣớc hợp vệ sinh

nguồn gốc

Tình trạng ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp khi chất lƣợng đất, chất lƣợng không khí suy giảm. Do phải bàn giao đất cho nhà máy, ngƣời dân địa phƣơng, những ngƣời làm nông nghiệp lâu năm đã mất đi phần lớn sinh kế. Trên những phần diện tích có thể canh tác còn lại, ô nhiễm môi trƣờng khiến năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng nông sản suy giảm, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Các thiệt hại về kinh tế từ khắc phục ô nhiễm môi trƣờng đã trở thành gánh nặng của ngƣời dân.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trƣờng tại địa phƣơng cũng tác động không nhỏ tới sức khỏe của nhân dân do hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc sinh hoạt luôn ở mức cao, đây là nguyên nhân của một số bệnh nhƣ tiêu chảy, tả, giun sán… Nếu phải sống trong môi trƣờng ô nhiễm lâu dài, ngƣời dân còn phải đối diện với các bệnh mãn tính nhƣ ung thƣ, dị tật bẩm sinh… sau quá trình phơi nhiễm các yếu tố vi sinh vật, các chất phóng xạ, hóa học của quá trình khai thác và sản xuất khoáng sản.

3.2. Một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khu vực xung quanh mỏ kim loại tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)