nhuận hay vấn đề kiểm soát tài chính đều có các hình thức, phương pháp, công cụ khác nhau cho mỗi mô hình tổ chức hay quy mô sản xuất khác nhau. Tùy theo điều kiện thực tế về quy mô, mô hình sản xuất để các nhà quản lý đưa ra được chiến lược, kế hoạch đối sách phù hợp. Các nội dung của công tác QLTC này có tính chất động, mỗi sự thay đổi về quy mô hay mô hình sản xuất, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận thì công tác QLTC đều phải thay đổi theo. Chính vì thế để hoàn thiện QLTC, doanh nghiệp phải có mô hình tổ chức cũng như triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện được chiến lược, kế hoạch tài chính của mình.
1.3. Những kinh nghiệm thực tiễn từ việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính của một số doanh nghiệp
1.3.1. Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần bê tông xây dựng HàNội Nội
Công tác quản lý tài chính của đơn vị xuất phát từ việc quản lý tài sản, công tác huy động và quản lý vốn, quản lý doanh thu/chi phí và quản lý phân phối lợi nhuận. Công ty tập trung cho việc kiểm soát dòng tiền vào/ra, điều hòa tài sản giữa các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiện chi phí mua sắm và nâng cao hiệu quả SXKD của công ty; kiểm soát khối lượng sản xuất, kiểm soát chi phí theo từng khoản chi phí, từng khâu sản xuất; đồng thời công ty thực hiện phân tích tài chính tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc hoạt động tốt, phát huy tự chủ, năng động cho các đơn vị và đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và tập trung trong toàn Công ty.
Công tác lập kế hoạch tài chính cho cả ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch hàng năm công ty xây dựng dựa trên việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu, từ đó chỉ ra các nguyên nhân khách quan/chủ quan tác động đến việc thực hiện kế hoạch. Công tác lập kế hoạch tài chính tại đơn vị chưa chú trọng đến công tác phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Trong công tác kiểm soát tài chính, đơn vị thực hiện cơ chế tự kiểm tra thông qua hoạt động của phòng TCKT và thông qua việc thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và các đơn vị trực thuộc.
Bài học kinh nghiệm: Việc nhận thức đúng vai trò của công tác QLTC đối với
hoạt động SXKD của đơn vị đã có những tác động tích cực và góp phần vào kết quả hoạt động SXKD của đơn vị trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, công tác phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa được chú trọng dẫn đến việc đơn vị chưa nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do đó việc hoạch định và xây dựng kế hoạch tài chính đôi khi chưa sát thực tế.
1.3.2. Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần VICEM thương mại Xi măng
Đối với công tác hoạch định tài chính được công ty thực hiện trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính, dựa trên việc nghiên cứu, dự báo môi trường, phân tích điểm mạnh/điểm yếu/cơ hội/thách thức, từ đó xác định mục tiêu quản lý tài chính và các phương án thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Sau đó đơn vị thực hiện phân tích, đánh giá và lựa chọn ra một phương án phù hợp, khả thi và tối ưu nhất và thể chế hóa kế hoạch tài chính bằng văn bản chỉ đạo, phổ biến tới toàn thể công ty.
Đối với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch công ty thường xuyên theo dõi, đánh giá, so sánh kết quả thực hiện đối với mục tiêu kế hoạch đề ra, phân tích và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc chưa hoàn thành kế hoạch.
Trong công tác quản lý nguồn lực tài chính, VICEM thương mại Xi măng thực hiện quản lý vốn tiền mặt, quản lý các khoản công nợ, quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn cố định và đầu tư tài chính. Tuy nhiên tốc độ thu hồi công nợ của đơn vị chậm, chưa có chính sách để khắc phục; chưa có phương pháp thiết lập định mức
vốn hàng tồn, nhiều khi chạy theo lợi ích trước mắt nhập hàng số lượng lớn để hưởng khuyến mại mà không căn cứ vào nhu cầu đầu ra.
Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên công tác kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ (chủ yếu là nghiệp vụ kế toán) mà chưa thực hiện các công việc liên quan đến công tác QLTC như phân tích, hoạch định, quản lý và sử dụng vốn.
Bài học kinh nghiệm: Vai trò, nhiệm vụ của công tác QLTC tại VICEM chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác QLTC vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa hoạch định chiến lược cho dài hạn, do đó công tác điều hành SXKD còn bị động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động SXKD không cao.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Tổng công ty Thành An
Từ việc phân tích công tác QLTC của một số đơn vị doanh nghiệp xây dựng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về QLTC cho Tổng công ty Thành An như sau:
Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần nâng cao nhận thức về vai trò của công tác QLTC. Công tác QLTC cần được thực hiện một cách nghiêm túc, minh bạch, tránh chạy theo thành tích; đồng thời cần xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược cho dài hạn đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thứ hai, nhận thức tầm quan trọng của công tác QLTC là chưa đủ, để công tác QLTC thực sự phát huy vai trò và hiệu quả đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cần phân tích và đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp xác định mục tiêu của công tác QLTC từ đó hoạch định chiến lược đảm bảo sát khả thi, hiệu quả.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện luận văn QLTC tại Tổng công ty Thành An, tác giả tiến hàng xây dựng quy trình nghiên cứu cụ thể như mô hình sau:
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tự thiết kế)
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
-Kế thừa các nghiên cứu đã có về quản lý tài chính trong doanh nghiệp
-Hệ thống hóa lý thuyết quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Thành An
Phân tích, đánh giá thực trạng từ đó chỉ ra những thành công và những hạn chế trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Thành An
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty Thành An
Đề tài QLTC tại Tổng công ty Thành An là đề tài nghiên cứu dựa trên công tác QLTC đã có sẵn tại Tổng công ty Thành An. Qua công tác thực tế và tìm hiểu sơ bộ, tác giả nhận thấy công tác QLTC của công ty còn nhiều hạn chế, chính vì vậy việc nghiên cứu của tác giả cho vấn đề này là thật sự cần thiết.
Sau khi xác định được vấn đề, tác giả tiến hành xây dựng mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu đó là những vấn đề đạt được trong đề tài của tác giả sau khi hoàn tất việc nghiên cứu.
Khi mục tiêu nghiên cứu đã rõ ràng, tác giả tác tiến hành tìm hiểu tổng quan về một số tài liệu như: các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến công tác QLTC trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó tác giả tiến hành thu thập các tài liệu về công tác QLTC trong Tổng công ty Thành nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng về QLTC của công ty, từ đó chỉ ra những điểm đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác QLTC tại Tổng công ty Thành An. Từ đó, đưa ra các giải pháp để khắc phục và hoàn thiện công tác QLTC cho công ty để hệ thống tài chính của công ty được vũng chắc hơn, làm điểm tựa cho sự phát triển chung của Tổng công ty Thành An.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Nguồn thu thập thông tin
Khi muốn làm rõ thực trạng QLTC của Tổng công ty, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ đơn vị, bao gồm hệ thống quy định, quy chế nội bộ, hệ thống báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong Tổng công ty… Từ đó, có thể thu thập các dữ liệu cần thiết phục vụ cho mục mục đích nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng QLTC của Tổng công ty. Song lượng thông tin có được phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý cũng như cán bộ các phòng, ban chuyên môn có liên quan của Tổng công ty.
Ngoài những thông tin từ nội bộ Tổng công ty, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, các công ty chứng khoán... Các thông tin từ nguồn trên có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ Tổng công ty.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu thứ cấp
Những thông tin cần tổng hợp liên quan đến đề tài là:
- Các thông tin trên website của công ty: để lấy các thông tin sơ bộ về doanh nghiệp cũng như tin tức về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Từ phòng kinh doanh: Các tài liệu về khách hàng, về doanh số bán hàng, các báo cáo phân tích về tình hình thị trường.
- Từ phòng kế toán: Thu thập thông tin tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như:
+ Báo cáo tài chính của công ty qua các năm
+ Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. + Báo cáo định kỳ bán hàng, hồ sơ bán hàng.
- Bên ngoài công ty: Các tạp chí kinh tế trên mạng internet, các thông tin trên báo kinh tế Việt Nam, những ấn phẩm được ban hành từ chính phủ các cấp, ban ngành.
Để đánh giá công tác quản lý tại chính tại Tổng công ty Thành An, cần sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Ngoài ra phải dùng thêm các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển, ưu thế của đơn vị trong ngành xây dựng đặc thù, để hỗ trợ cho việc giải thích sự thay đổi kết quả. Tất cả những thông tin trên đều công bố trên website riêng của đơn vị, hoặc qua website của Ủy ban chứng khoán nhà nước, website của các công ty chứng khoán như FPT, VnDirect, SSI… Với nhiều kênh cung cấp thông tin như vậy, dễ dàng thu thập bổ sung hoặc đối chiếu số liệu để xác minh tính trung thực. Ngoài ra, báo cáo tài chính theo năm của Tổng công ty đều đã được Công ty TNHH Deloitte kiểm toán và công bố công khai nên đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
Do là số liệu thứ cấp, được công bố rộng rãi nên cách thu thập dữ liệu khá dễ dàng bằng cách tải từ hệ thống văn bản nội bộ của đơn vị, từ những website đã được trình bày ở trên. Kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để chắt lọc những thông tin có liên quan từ các báo cáo, hội nghị tổng kết của đơn vị.
Dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra khảo sát thực tế thông qua các nhân viên trong công ty dưới hình thức phát phiếu điều tra. Nội dung phiếu bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty, trong mỗi yếu tố lại chia ra các tiêu chí đánh giá dưới dạng câu hỏi. Với mỗi tiêu chí có 5 mức độ đánh giá như sau:
- Không tốt : mức điểm 1
- Chưa đạt yêu cầu : mức điểm 2 - Chấp nhận được : mức điểm 3 - Tốt : mức điểm 4
- Rất tốt : mức điểm 5
Sau quá trình điều tra thực tế, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả, loại bỏ các phiếu không hợp lệ (là các phiếu trống, tích trùng hoặc bỏ sót), kết quả thu được như sau:
Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 20 phiếu Số phiếu hợp lệ: 100 phiếu
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
2.3.1. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu báo cáo tài chính được lưu trữ dưới dạng file excel theo từng năm từ năm 2016 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tính toán các biến số phân tích tài chính bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, các chỉ tiêu tài chính kế hoạch,… Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng được xác định, gồm: ROA, ROE, ROS, hệ số nợ,…
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu thu thập được và kế thừa từ những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đó để làm cơ sở, tiêu chuẩn cho việc phân tích, đánh giá thực trạng
QLTC tại Tổng công ty Thành An bao gồm: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp, phân tích nhân viên.
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua số liệu thu thập được, tập hợp thống kê và tổng hợp mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu sau khi dữ liệu đã được làm sạch. Trên cơ sở đó, tính toán các biến số phân tích tài chính bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, các chỉ tiêu tài chính kế hoạch,… Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng được xác định, gồm: ROA, ROE, ROS, hệ số nợ,…
Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống dữ liệu thứ cấp bằng các tài liệu tham khảo, số liệu thông tin thực tế thu thập tại Tổng công ty Thành An. Luận văn sẽ phân tích thực trạng công tác QLTC tại doanh nghiệp này và có các cơ sở để so sánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại Tổng công ty Thành An.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh cho phép tác giả tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng về các nội dung trong bảng hỏi liên quan đến nhu cầu, chất lượng QLTC trong công ty. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả trong công tác QLTC hiện tại của công ty để từ đó đưa ra các ưu, nhược điểm trong công tác QLTC trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÀNH AN
3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Thành An
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị (khóa IV) về việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với việc tổ chức lại lực lượng sản xuất kinh tế quân đội. Ngày 11/6/1982, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 903/QP thành lập Binh đoàn 11 trực thuộc Bộ Quốc phòng (là Binh đoàn xây dựng cơ bản đầu tiên của Quân đội) trên cơ sở tập hợp, sát nhập các lực lượng chuyên ngành xây dựng cơ bản trong toàn quân (gồm 2 đơn vị cấp sư đoàn, 6 đơn vị cấp trung đoàn, thuộc Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải quân).