+ Tiền khấu hao tài sản cố định:
Việc trích khấu hao tài sản cố định là nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên số tiền khấu hao cơ bản được để lại, doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư, đổi mới máy móc và công nghệ. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự xác định thời gian sử dụng Tài sản cố định trong khuôn khổ mà nhà nước quy định. Điều đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh hơn để tập trung vốn
+ Lợi nhuận để tái đầu tư:
Đây là nguồn vốn quan trọng để mở rộng hoạt động đầu tư của Công ty 191. Trong doanh nghiệp Nhà nước, việc phân phối lợi nhuận này được thông qua việc trích lập quỹ đầu tư phát triển. Việc hình thành quỹ đầu tư phát triển chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã đạt được lợi nhuận ở mức thấp hoặc bị lỗ. Do vậy, khả năng tích lũy từ lợi nhuận còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là nguồn vốn chủ yếu dối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
+ Phải thu của khách hàng cần sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và các biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền. Đối với các khoản nợ cũ, nợ quá hạn cần thu hồi một cách dứt điểm. Có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Công ty nên tổng kết công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng mục tiêu, khách hàng thường xuyên để có biện pháp chiết khấu phù hợp cho khách hàng theo một tỷ lệ nhất định dựa trên tổng số tiền mà họ đã mua và thanh toán cho Công ty.
Cụ thể hơn, để phát huy hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động, Công ty cần phải:
Định kỳ kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào, vật tư hàng hóa bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định lượng vốn lưu động hiện có của Công ty. Thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho. Những khoản vốn trong thanh
toán bị chiếm dụng, Công ty cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hồi vốn nhanh chóng và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trường. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán.
Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và các quy định, quy chế nội bộ cần: Thứ nhất, là xây dựng và ban hành hệ thống định mức/đơn giá nội bộ nhằm đảm bảo việc kiểm soát chi phí, tăng cường hiệu quả kinh tế cho các hoạt động SXKD;
Thứ hai, là hoàn thiện hệ thống quy định, quy chế quản lý nội bộ đặc biệt là các quy định/quy chế liên quan đến công tác QLTC, quản lý hợp đồng, quản trị doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra,… đảm bảo phù hợp với các quy định của Pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của Tổng công ty.
4.2.2. Xác định đúng quy trình quản lý tài chính, phương thức quản lý tài chính phù hợp với Tổng công ty Thành An
Thứ nhất, nắm vững và xác định chính xác thực trạng tài chính, thường xuyên
cập nhật và hiểu rõ về tình hình tài chính của Tổng công ty nhằm đưa ra các thông tin hữu ích đối với việc ra quyết định. Các thông tin tài chính không chỉ có vai trò to lớn trong việc đưa ra các quyết định tài chính mà nó còn có ý nghĩa rất lớn với nhiều loại quyết định khác. Việc phân tích không chỉ dừng lại ở việc so sánh năm sau so với năm trước, không dừng lại ở việc đánh giá từng chỉ tiêu riêng biệt, mà đằng sau các con số đấy phải chỉ ra được những xu hướng vận động tiếp theo, cần có sự xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.
Để làm tốt điều này, cần hoàn thiện hệ thống thông tin dùng trong phân tích tài chính, hoàn thiện phương pháp phân tích, hoàn thiện nội dung phân tích, hoàn thiện quy định/quy chế/quy trình phân tích tài chính.
Thứ hai, quan tâm và chú trọng công tác hoạch định tài chính (bao gồm kế
cho mọi hoạt động của công ty đồng thời là căn cứ đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính.
Để làm được điều này, các nhà quản lý của Tổng công ty cần xác định chính xác rõ ràng định hướng/mục tiêu phát triển của mình, xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả thi dựa trên các kết quả phân tích, nhận thức đúng đắn và chính xác về thực tế của mình dựa vào các chỉ tiêu tài chính cũng như năng lực và tình hình hoạt động. Từ các mục tiêu đó, Tổng công ty đưa ra phương án thực hiện mục tiêu, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý, từng bộ phận, thường xuyên rà soát trong quá trình triển khai.
Mục tiêu tài chính và phương án thực hiện không độc lập, tách rời mà phải gắn kết mật thiết với các mục tiêu quản lý khác, thống nhất với mục tiêu chung của công ty, đảm bảo tốt chức năng hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu khác.
Công tác hoạch định tài chính không chỉ dừng lại ở việc lên các chỉ tiêu kế hoạch về mặt tài chính để thực hiện mà phải dự báo trước các luồng thu chi để định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lường trước và hạn chế tối đa các biến động bất thường. Kế hoạch tài chính có thế không có được những bước đi chính xác như kế hoạch tài chính ngắn hạn, nhưng nó phải đảm bảo về mặt tư duy chiến lược và điều quan trọng nhất là nó phải nhắm tới việc thực hiện mục tiêu, xứ mệnh của doanh nghiệp.
Thứ ba, phân biệt rõ chức năng tài chính và chức năng kế toán. Tổng công ty
cũng như hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam thường nhập chung 02 bộ phận tài chính và kế toán thành một Ban/phòng, do đó dẫn đến việc lẫn lộn giữa chức năng của 02 lĩnh vực này. Theo đó, chức năng của kế toán là theo dõi tình hình biến động tài sản, nguồn vốn để phản ánh vào sổ sách kế toán, tập hợp các thông tin trong sổ sách kế toán; còn tài chính sẽ sử dụng các thông tin kế toán này phục vụ cho công tác QLTC của mình. Công tác QLTC đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn như Tổng công ty.
Trước mắt, trong thời gian chưa thể tách riêng 02 bộ phận thành 02 Ban khác nhau, Tổng công ty Thành An cần tăng cường thêm cán bộ có trình độ, năng lực làm
tài chính. Cần có cái nhìn và thái độ phân biệt nghiêm túc giữa công tác tài chính và công tác kế toán. Đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của công tác QLTC đối với hiệu quả hoạt động SXKD của Tổng công ty.
Thứ tư, xem xét lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả nhất,
phù hợp với từng thời kỳ; thiết lập chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý vừa đảm bảo quyền lợi chủ sở hữu vừa đảm bảo quyền lợi cho CBCNV, người lao động; bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng tài sản tránh tình trạng lãng phí, sai mục đích cũng cần được quan tâm.
Đa dạng hóa các kênh huy động vốn phục vụ hoạt động SXKD thông qua các kênh như cân đối từ nguồn vốn đầu tư sang nguồn vốn kinh doanh; nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận từ hoạt động SXKD;…
Cần xây dựng một tập hợp các phương pháp, hình thức, công cụ để tiếp cận, huy động vốn cho từng trường hợp để có cơ chế huy động phù hợp và thích ứng linh hoạt với biến động của thị trường.
Thiết lập cơ cấu vốn hợp lý. Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là vấn đề khó, nên có chiến lược và kế hoạch lâu dài để nghiên cứu và ứng dụng phần mềm kinh tế lượng trong việc nghiên cứu và xác định cơ cấu vốn tối ưu. Hiện nay tỷ trọng Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể. Như vậy cơ cấu vốn đã có chiều hướng gia tăng yếu tố rủi ro. Việc vay nợ quá nhiều trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ chưa ổn định khiến Tổng công ty gánh nặng chi trả nợ vay và chi phí lãi vay hàng năm khá cao. Tổng công ty nên thực hiện điều hòa một cách quyết liệt hơn giữa nguồn vốn của các đơn vị thành viên thông qua việc thu hồi công nợ để có thể giảm được khoản nợ vay dài hạn và giảm chi cho khoản lãi suất định kỳ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí tài chính.
Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư: Tổng công ty cần phải làm rõ thực trạng tình hình tài chính tại các đơn vị mà Tổng công ty đầu tư góp vốn, đẩy mạnh việc thực hiện đề án Tái cơ cấu Tổng công ty (đặc biệt tái cơ cấu các khoản đầu tư góp vốn) thu hồi vốn đầu tư tập trung vốn cho các hoạt động SXKD trọng yếu. Đây là một kênh huy động vốn khá dồi dào nhưng hiện nay do tình hình
kinh tế vĩ mô nhiều diễn biến khó lường nên tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn e ngại chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, tuy nhiên bằng những thế mạnh của Tổng công ty nếu quyết tâm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc, minh bạch tình hình tài chính thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư.
Tăng cường công tác quản lý dòng tiền tại các dự án/công trình. Phối hợp, đôn đốc các Ban điều hành, bám sát các Chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu, thanh toán nhằm thu hồi vốn, đặc biệt là phần ứng quá, ứng vượt cho các nhà thầu tại các dự án.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại các khoản vay có bảo lãnh của Tổng công ty thông qua việc tích cực làm việc với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng để đàm phán việc giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của Tổng công ty
Xây dựng phương thức QLTC phù hợp trong đó việc đầu tiên là xây dựng phương thức quản lý và xác định doanh thu thực. Khi thực hiện phương thức này đơn vị cần thực hiện quản lý theo phương thức hỗn hợp tức là vừa tập trung, vừa phân tán. Trên cơ sở doanh thu thực có thể đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính xác thực và xác định được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, các chỉ tiêu như lợi nhuận,, doanh thu thực trên một đồng vốn kinh doanh, doanh thu trên một đơn vị lao động,… từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị có hiệu quả hay không, từ đó xây dựng cơ chế hỗ trơ trong hoạt động SXKD, tạo điều kiện cho việc kiểm soát việc sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, vì Tổng công ty là đơn vị hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con, do đó việc kiểm soát thông qua chỉ tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu thực hiện trên một đồng vốn,… tại các công ty con cho phép công ty mẹ có chính sách đầu tư hợp lý vào các đơn vị các lĩnh vực có khả năng phát triển.
Tiếp đó là phương thức quản lý chi phí: yếu tố chi phí luôn là tác nhân quan trọng góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Do đó, việc đổi mới phương thức quản lý chi phí cần được thực hiện Thông qua các biện pháp:
- Thực hiện theo hình thức quản lý hỗn hợp, tức là vừa thực hiện theo hình thức khoán chi phí, vừa thực hiện theo hình thức quản lý định mức chi phí;
- Việc xây dựng phương thức quản lý chi phí phải dựa trên các nguyên tắc căn bản về quản lý chi phí, trên cơ sở những quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Việc chi lương, thưởng và các khoản mang tính chất lương, thưởng phải dựa trên cơ sở hiệu quả SXKD.
4.2.3. Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bộ máy quản lý tài chính của Tổng công ty
Với cơ chế đầu tư vốn vào các doanh nghiệp và giao quyền chủ động hơn cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn thì việc thiết lập một hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ trong Tổng công ty là điều rất cần thiết, đảm bảo giám sát được các hoạt động trong quá trình quản lý đúng pháp luật, hoàn thành kế hoạch đề ra và đặc biệt là thực hiện việc bảo toàn và phát triển đồng vốn đầu tư.
Kiểm soát là quyền hạn chi phối các chính sách và hoạt động của một doanh nghiệp, nhằm thu được những lợi ích và hiệu quả tối đa từ các hoạt động. Do đó, có thể hiểu kiểm soát tài chính là quyền hạn chi phối các chính sách và hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, điều này cần được thể hiện trên các mặt:
Một là, đổi mới phương thức kiểm soát từ mệnh lệnh hành chính sang kiểm
soát dựa trên quyền tài sản, công nghệ, thị trường, thương hiệu, đào tạo cán bộ và quan hệ pháp luật. Điều này được thể hiện thông qua việc:
- HĐQT Tổng công ty cử người đại diện quản lý phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị. Tổng công ty không can thiệp trực tiếp vào điều hành hoạt động SXKD của các đơn vị mà kiểm soát gián tiếp bằng việc quyết định thông qua hoặc không thông qua Điều lệ hoạt động, kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính, chiến lược đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt tại đơn vị trực thuộc.
- Nắm giữ và chi phối về công nghệ, thị trường, thương hiệu, việc làm,… tại các đơn vị trực thuộc và kiểm soát hoạt động các công ty con theo định hướng phát triển chiến lược chung của Tổng công ty.
- Quan hệ giữa công ty Mẹ - Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết là quan hệ bình đẳng giữa các pháp nhân kinh tế độc lập.
Hai là, xây dựng môi trường kiểm soát chung bao gồm các yếu tố như thái độ,
khả năng nhận thức của người quản lý đối với hoạt động kiểm soát, các hệ thống quy trình, chính sách, thủ tục, tài liệu kiểm soát; cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, sự phân công, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân và các ban chức năng thuộc Tổng công ty. Trong đó yếu tố mang tính chất quyết định đó là sự phối hợp giữa các bộ phận.
Ba là, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp việc cho HĐQT, Ban Tổng
giám đốc, là công cụ kiểm tra, giám sát quá trình hạch toán tài chính, kế toán và có cơ cấu tổ chức đến các công ty con.
Bốn là, xây dựng các chỉ tiêu để thực hiện kiểm soát. Các chỉ tiêu này phụ
thuộc vào đặc điểm và tình hình hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị tại mỗi thời điểm nhất định.
Năm là, xây dựng hệ thống thông tin tài chính từ công ty mẹ - Tổng công ty
đến các công ty con, đơn vị thành vên, trong đó đặc biệt lưu ý yếu tố con người, đây là yếu tố có tính chất quyết định đến sự vận hành của hệ thống.
Sáu là, hoàn thiện hệ thống kế toán đặc biệt là hệ thống kế toán tại tất cả các
đơn vị trực thuộc để thực hiện chức năng tài chính và chức năng kế toán quản trị toàn hệ thống.