Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại tổng công ty thành an (Trang 45)

Phương pháp so sánh cho phép tác giả tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng về các nội dung trong bảng hỏi liên quan đến nhu cầu, chất lượng QLTC trong công ty. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả trong công tác QLTC hiện tại của công ty để từ đó đưa ra các ưu, nhược điểm trong công tác QLTC trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÀNH AN

3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Thành An

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị (khóa IV) về việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với việc tổ chức lại lực lượng sản xuất kinh tế quân đội. Ngày 11/6/1982, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 903/QP thành lập Binh đoàn 11 trực thuộc Bộ Quốc phòng (là Binh đoàn xây dựng cơ bản đầu tiên của Quân đội) trên cơ sở tập hợp, sát nhập các lực lượng chuyên ngành xây dựng cơ bản trong toàn quân (gồm 2 đơn vị cấp sư đoàn, 6 đơn vị cấp trung đoàn, thuộc Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải quân). Nhiệm vụ chủ yếu của Binh đoàn là thi công xây dựng công trình Quân sự, công nghiệp quốc phòng, các công trình dân dụng và công nghiệp, tham gia thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước, các nước bạn; tổ chức sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng; giúp các lực lượng xây dựng cơ bản trong toàn quân về một số mặt chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Cơ chế hoạt động được xác định là một đơn vị kinh doanh xây lắp, hạch toán kinh tế, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, chế độ, điều lệ quy định của Nhà nước về công tác xây dựng cơ bản. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Binh đoàn 11 đã khẳng định được năng lực toàn diện, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hầu hết các dự án, công trình, hạng mục lớn trọng điểm của Quân đội và Nhà nước có giá trị lớn về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã được Binh đoàn thiết kế, thi công và đưa vào sử dụng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ, được đánh giá cao, tiêu biểu sau 55 ngày đêm tổng công kích, với phong trào “Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Tý”, đúng ngày 30 tháng 4 năm 1984, công trình Nhà Trưng bày Chiến thắng, và các hạng mục trưng bày ngoài trời với tổng diện tích 1.899m2 và hàng vạn mét vuông sân bãi, hàng trăm ki-lô-mét đường bộ do Binh đoàn xây dựng đã

hoàn thành, bàn giao đúng tiến độ, kịp thời đảm bảo cho Đảng, Nhà nước và Quân đội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (07.5.1954 - 07.5.1984).

Bước vào thời kỳ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế đất nước, theo yêu cầu nhiệm vụ, tháng 5/1988 Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Binh đoàn 11 thành Đoàn 11 với tên gọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là Tổng công ty Xây dựng 11, tự chủ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường. Cùng với quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội từng giai đoạn, Bộ Quốc phòng đã nhiều lần ra quyết định kiện toàn bộ máy, bổ sung ngành nghề, thay đổi tên gọi, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với doanh nghiệp. Ngày 22/4/1991 Bộ Quốc phòng ra quyết định kiện toàn Tổng công ty Xây dựng 11 thành Tổng công ty Xây dựng 11; ngày 04/4/1996 quyết định thành lập Tổng công ty Thành An trên cơ sở kiện toàn Tổng công ty Xây dựng 11; ngày 06/4/2007 quyết định chuyển Tổng công ty Thành An sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ - Tổng công ty con; ngày 11/12/2009 theo quyết định số 4729/QĐ-BQP về việc điều chuyển Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) thuộc Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng; ngày 05/4/2016, thực hiện Quyết định số 1288/QĐ-BQP, Tổng công ty 789 được điều chuyển nguyên trạng từ Bộ Tổng Tham mưu về Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An). Đây là điều kiện thuận lợi tạo tạo lên sức mạnh tổng hợp đưa Binh đoàn tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thời gian tiếp theo.

Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề và trang thiết bị thi công hiện đại cùng với hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015, Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) đã xây dựng nên những công trình chất lượng cao, mang đến sự hài lòng cho mọi người.

Với thành tích đã đạt được trong những năm qua, Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) cùng các đơn vị thành viên đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh

hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Itxala và Huân chương Anh dũng của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Cờ đơn vị xuất sắc ngành Xây dựng Việt Nam; Cờ đơn vị xuất sắc ngành Giao thông vận tải; Nhiều huy chương vàng công trình đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng và nhiều danh hiệu cao quý khác…

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thành An

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính- Tổng hợp)

Căn cứ Quyết định số 2247/QĐ-BQP ngày 29/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Thành Anh thành Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thành An như sau:

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành

b) Chính ủyPhó Tư lệnh Binh đoàn, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc (Bí thư Đảng ủy)

c) Các Phó Tư lệnh Binh đoàn, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc;

d) Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng tài chính kế toán; đ) Kiểm soát viên;

e) Các Phòng nghiệp vụ (gồm 10 đầu mối): Tham mưu - Kế hoạch và Đầu tư; Tổ chức Lao động; Chính trị; Kỹ thuật - Công nghệ; Thiết bị Xe máy; Dự án Đấu thầu; Tài chính kế toán; Điều tra hình sự; Văn phòng; Thanh tra Binh đoànQuốc phòng.

g) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc (gồm 06 đơn vị): Công ty Thành An 141; 116; 119; 195; Công ty Tư vấn Thành An 191; Xí nghiệp Thành An 115;

h) Các Ban Điều hành Dự án, Công trường trực thuộc (gồm 10 đơn vị): 11A, 11B, R13, Đường Hồ Chí Minh, 11S, 11E, 11G; 11N, 11T; Công trường Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

i) Các trung tâm hạch toán phụ thuộc (gồm 02 đơn vị): Trung tâm Cung ứng và XKLĐ Thành An, Trung tâm rà phá bom mìn và KĐCLXD Thành An 161.

Các công ty con là công ty TNHH một thành viên 100% vốn công ty mẹ

a) Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty 789 b) Công ty TNHH một thành viên Thành An 117

Các công ty con công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

a) Công ty cổ phần Xây lắp Thành An 96

b) Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665 c) Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 386

Đơn vị sự nghiệp công lập: Trường Trung cấp nghề số 18 3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Tổng công ty Thành An là một tổ chức kinh tế hạch toán độc lập với các đặc điểm sau:

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường sắt, đường dây và trạm biến áp, sân bay, bến cảng, thi công nền móng công trình, nạo vét, san lấp mặt bằng, lắp đặt thiết bị, tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng, khai thác khoáng sản, đào tạo nghề, cung ứng và xuất khẩu lao động, đầu tư phát triển nhà và đô thị, kinh doanh bất động sản, rà phá bom mìn, buôn bán vật liệu xây dựng, xử lý nền đất yếu...

- Sản phẩm:

Tổng công ty đã tham gia hầu hết các công trình lớn trọng điểm của Quân đội như Sở Chỉ huy cơ quan Bộ Quốc phòng, các học viện nhà trường, các quân khu quân đoàn, quân binh chủng, các bệnh viện và trung tâm y tế lớn, đồng thời Tổng công ty cũng tham gia nhiều dự án lớn của nhà nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt có nhiều công trình đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến như công trình xử lý nền đất yếu bằng phương pháp hút chân không (Công trình xử lý nền đất yếu khu Depot), thi công tầng hầm bằng phương pháp Top - Down (Công trình Trụ sở uỷ ban Dân tộc)… Nhiều dự án, công trình hoàn thành đã được Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng cờ, huy chương vàng chất lượng cao sản phẩm xây dựng. Đặc biệt, năm 2009 Tổng công ty đã hoàn thành chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2008.

- Đội ngũ nhân sự:

Với hơn 1.940 kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. 1.300 kỹ thuật viên, hơn 10.000 thợ lành nghề và thợ lái máy các loại. Cùng với đầy đủ các loại thiết bị máy móc hiện đại và đồng bộ, Tổng công ty Thành An sẵn sàng đáp ứng thi công xây dựng các loại công trình trên nhiều quy mô khác nhau.

- Năng lực tài chính:

+ Vốn điều lệ: 1.025 tỷ đồng

+ Vốn chủ sở hữu: 749,654 tỷ đồng

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của Tổng công ty trong 5 năm (2016 – 2020)

Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Phòng Tài chính)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.455 26.468 28.999 32.7 34.1

2. Các khoản phải trừ doanh thu - - - - -

3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp

dịch vụ 25.455 26.468 28.999 32.9 34.1

4. Giá vốn hàng bán 20.391 21.605 21.253 25.247 26.197 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 5.064 4.862 7.745 7.453 7.957

6. Doanh thu hoạt động tài chính 71 95 109 44 80

7. Chi phí tài chính - - - - -

Trong đó: Chi phí lãi vay - - - - -

8. Chi phí bán hàng - - - - -

9. Chi phí quản lý của doanh nghiệp 4.754 4.561 7.42 7.248 7.644 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 381 397 434 449 513

11. Thu nhập khác - - - - -

12.Chi phí khác - - - - -

13. Lợi nhuận khác - - - - -

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 381 397 434 449 513 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 83.8 87.3 86.8 89.8 102.6

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 297.2 309.7 347.2 359.2 410.4

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Qua bảng 3.1 ta thấy, doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng trong ba năm liên tiếp. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 12,5%; năm 2018 so với năm 2017 là 9,6%, năm 2017 so với năm 2015 là: 4,1%. Lợi nhuận sau thuế cũng không ngừng tăng lên rõ rệt qua các năm: Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 3,5%; năm 2018 so với năm 2017 là 9,3%, năm 2017 so với năm 2015 là 4,2%. Điều này có được là do sự nỗ lực của Tổng công ty trong việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá

thị trường nhưng vẫn nhấn mạnh ưu thế của sản phẩm chủ chốt, là kết quả của lòng say mê công việc, với bề dày kinh nghiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên. Nhờ đó, Tổng công ty ngày càng thực hiện được nhiều dự án, nhiều công trình với quy mô nguồn vốn ngày càng lớn, góp phần vào sự phát triển của nước nhà.

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại Tổng công ty Thành An giai đoạn 2016 – 2020

3.2.1. Công tác lập kế hoạch tài chính

Trong khâu lập kế hoạch tài chính, nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch tài chính đối với hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn, như: tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại,…. Đối với Tổng công ty Thành An, trong thời gian vừa qua việc lập kế hoạch tài chính cũng được thực hiện vì nhiều mục tiêu khác nhau cho từng năm khác nhau, hoặc nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu, hoặc nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tồn tại, hoặc nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí,.. tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng năm. Như năm 2017 là năm doanh thu của Tổng công ty Thành An sụt giảm mạnh sau thời gian tăng trưởng nhanh sau cổ phần hóa, năm 2018 là năm mà Tổng công ty Thành An đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu, đưa ra rất nhiều các giải pháp cải thiện doanh thu/sản lượng, tăng việc làm, giúp doanh nghiệp trụ vững trước khó khăn và tạo đà cho các năm sau phát triển.

Đối với kế hoạch tài chính ngắn hạn: Công tác lập kế hoạch tài chính của Tổng công ty Thành An bao gồm kế hoạch ngân sách doanh thu, kế hoạch giá vốn hàng bán, kế hoạch ngân sách lao động/tiền lương, kế hoạch ngân sách chi phí chung, kế hoạch ngân sách chi phí bán hàng/chi phí quản lý. Vào thời điểm cuối quý III, đầu quý IV năm trước, Tổng công ty Thành An sẽ xây dựng kế hoạch cho năm sau, có chi tiết đến từng quý/tháng. Việc lập kế hoạch tài chính được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch bộ phận như kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch tiếp thị đấu thầu, kế hoạch đào tạo, kế hoạch

lao động/tiền lương, đồng thời kết hợp với các định mức kinh tế theo quy định của Nhà nước, của Ngành, Tổng công ty Thành An xây dựng kế hoạch tài chính.

Đối với kế hoạch tài chính dài hạn: đây là kế hoạch mang tính chiến lược và liên quan đến việc xây dựng các mục tiêu, định hướng hoạt động, phát triển trong nhiều năm, đối với Tổng công ty Thành An thường là 5 năm, định hướng phát triển 10, 20 năm. Thực tế tại Tổng công ty Thành An, để xây dựng được kế hoạch này, đánh giá kết quả thực hiện thời gian trước để đưa ra các bài học, dự đoán bối cảnh kinh tế trên thế giới và trong nước, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường liên quan đến ngành nghề hoạt động của Tổng công ty Thành An, phân tích thực trạng doanh nghiệp đối với tất cả các mặt các nguồn lực, tổng kết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, xây dựng ma trận SWOT,… Từ đó xác định và xây dựng định hướng phát triển, mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai. Tổng công ty Thành An đã xây dựng kế hoạch doanh thu, kế hoạch giá vốn, kế hoạch chi phí chung, kế hoạch chi phí quản lý, kế hoạch lao động, tiền lương.

3.2.2. Công tác triển khai kế hoạch tài chính

3.2.2.1. Triển khai kế hoạch quản lý tài chính trong ngắn hạn

Kế hoạch doanh thu

Là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn xây dựng cho các công trình trong Bộ Quốc phòng, nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu là từ nguồn: doanh thu sản xuất trong quốc phòng và ngoài ra còn doanh thu sản xuất phục vụ nền kinh tế. Doanh thu sản xuất hàng quốc phòng là doanh thu từ việc tư vấn xây dựng các công trình Bộ Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại tổng công ty thành an (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w