Nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại tổng công ty thành an (Trang 83 - 85)

Chú trọng công tác nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính; cụ thể (1) nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý đối với vai trò và tầm quan trọng của công tác QLTC, (2) nâng cao năng lực và trình độ cán bộ làm công tác tài chính, (3) xây dựng hệ thống thông tin QLTC hiệu quả.

Có cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên tài chính kế toán học tập nâng cao trình độ. Có thể tiến hành theo hai hình thức là cử đi học và đào tạo tại chỗ. Việc cử đi học trước hết cần có sự chọn lựa kỹ càng nhằm tìm được những người có năng lực, có thể sử dụng lâu dài và trở thành hạt nhân trong công tác quản lý tài chính. Đào tạo có nhiều hình thức, đào tạo tại chỗ có thể thực hiện thông qua các đợt tập huấn, mời các chuyên gia có kinh nghiệm về DN nói chuyện, giảng bài,

hoặc tự bồi dưỡng cho nhau... Ngoài ra, trong điều kiện hạn chế về kinh phí và bố trí thời gian, mỗi cán bộ tài chính kế toán cần nêu cao tinh thần tự giác, cầu thị, tự nghiên cứu nâng cao trình độ bản thân, liên tục cập nhật những kiến thức và thông tin có liên quan thông qua sách, tạp chí, internet...

Cần có chính sách khuyến khích những người có năng lực, tuyển dụng được những cán bộ tài chính - kế toán, đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính có trình độ cao, đồng thời có chiến lược sử dụng hợp lý, tránh tình trạng chảy máu chất xám trong các DNQP.

Có kế hoạch và kiến nghị đối với Bộ Quốc phòng về việc đào tạo những lớp cán bộ trẻ năng động thực hiện việc quản lý tài chính. Đó là những người có đầy đủ phẩm chất và kiến thức để trở thành đội ngũ cán bộ quản lý giỏi.

Trong việc xây dựng quy chế trả lương đúng quy định trong quản lý tài chính của công ty để đạt được hiệu quả thiết thực trong quản lý phải đạt được các tiêu chí sau:

Thứ nhất, yêu cầu bắt buộc là tính hợp pháp không trái với quy định của các văn bản về chế độ tiền lương đã ban hành của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và vì vậy trợ lý pháp chế của công ty có vai trò quan trọng, sau đó đến các thành viên khác thuộc bộ phận có trách nhiệm chuẩn bị xây dựng nội dung quy chế ví dụ: phòng Tài chính chuẩn bị nội dung xây dựng quy chế quản lý Tài chính, Phòng Tổ chức-Lao động chuẩn bị nội dung xây dựng quy chế tiền lương…

Thứ hai, các quy chế quy định phải có tính thiết thực, để đảm bảo tính thiết thực sau một thời gian ban hành và thực hiện cần có sự đánh giá việc thực hiện quy chế mặt phù hợp và chưa phù hợp, việc đánh giá này giao cho một cơ quan chủ trì và lấy ý kiến đông đảo của cán bộ công nhân viên của các bộ phận có liên quan đến thực hiện quy chế quy định, sau đó bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Thứ ba, các quy chế quy định phải đem lại hiệu quả trong công tác quản lý tài chính , để sử dụng các quy chế quy định như một công cụ quản lý tài chính đạt hiệu quả cao cần phải áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến ví dụ trong quy chế tiền lương nên xây dựng phần mềm tính ương theo quy chế để dễ dàng tính toán và

kiểm soát việc thực hiện quy chế một cách dễ dàng và có hệ thống, tương tự đối với quy chế quản lý tài sản và thiết bị cần có phần mềm theo dõi quản lý đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại tổng công ty thành an (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w