Trong khâu lập kế hoạch tài chính, nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch tài chính đối với hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn, như: tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại,…. Đối với Tổng công ty Thành An, trong thời gian vừa qua việc lập kế hoạch tài chính cũng được thực hiện vì nhiều mục tiêu khác nhau cho từng năm khác nhau, hoặc nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu, hoặc nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tồn tại, hoặc nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí,.. tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng năm. Như năm 2017 là năm doanh thu của Tổng công ty Thành An sụt giảm mạnh sau thời gian tăng trưởng nhanh sau cổ phần hóa, năm 2018 là năm mà Tổng công ty Thành An đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu, đưa ra rất nhiều các giải pháp cải thiện doanh thu/sản lượng, tăng việc làm, giúp doanh nghiệp trụ vững trước khó khăn và tạo đà cho các năm sau phát triển.
Đối với kế hoạch tài chính ngắn hạn: Công tác lập kế hoạch tài chính của Tổng công ty Thành An bao gồm kế hoạch ngân sách doanh thu, kế hoạch giá vốn hàng bán, kế hoạch ngân sách lao động/tiền lương, kế hoạch ngân sách chi phí chung, kế hoạch ngân sách chi phí bán hàng/chi phí quản lý. Vào thời điểm cuối quý III, đầu quý IV năm trước, Tổng công ty Thành An sẽ xây dựng kế hoạch cho năm sau, có chi tiết đến từng quý/tháng. Việc lập kế hoạch tài chính được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch bộ phận như kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch tiếp thị đấu thầu, kế hoạch đào tạo, kế hoạch
lao động/tiền lương, đồng thời kết hợp với các định mức kinh tế theo quy định của Nhà nước, của Ngành, Tổng công ty Thành An xây dựng kế hoạch tài chính.
Đối với kế hoạch tài chính dài hạn: đây là kế hoạch mang tính chiến lược và liên quan đến việc xây dựng các mục tiêu, định hướng hoạt động, phát triển trong nhiều năm, đối với Tổng công ty Thành An thường là 5 năm, định hướng phát triển 10, 20 năm. Thực tế tại Tổng công ty Thành An, để xây dựng được kế hoạch này, đánh giá kết quả thực hiện thời gian trước để đưa ra các bài học, dự đoán bối cảnh kinh tế trên thế giới và trong nước, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường liên quan đến ngành nghề hoạt động của Tổng công ty Thành An, phân tích thực trạng doanh nghiệp đối với tất cả các mặt các nguồn lực, tổng kết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, xây dựng ma trận SWOT,… Từ đó xác định và xây dựng định hướng phát triển, mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai. Tổng công ty Thành An đã xây dựng kế hoạch doanh thu, kế hoạch giá vốn, kế hoạch chi phí chung, kế hoạch chi phí quản lý, kế hoạch lao động, tiền lương.
3.2.2. Công tác triển khai kế hoạch tài chính
3.2.2.1. Triển khai kế hoạch quản lý tài chính trong ngắn hạn
Kế hoạch doanh thu
Là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn xây dựng cho các công trình trong Bộ Quốc phòng, nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu là từ nguồn: doanh thu sản xuất trong quốc phòng và ngoài ra còn doanh thu sản xuất phục vụ nền kinh tế. Doanh thu sản xuất hàng quốc phòng là doanh thu từ việc tư vấn xây dựng các công trình Bộ Quốc phòng. Bảng dưới đây sẽ dẫn chứng cụ thể doanh thu từ các nguồn này của Tổng công ty.
Bảng 3.2: Doanh thu của Công ty từ 2016 đến năm 2020 và dự kiến đến năm 2022
Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Phòng Tài chính)
Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng doanh thu 25.527 26.564 29.108 32.744 35.250 37.718 40.358 Trong đó: - Từ SXQP 21.771 20.854 28.118 31.734 33.741 36.103 38.631 - Từ sản xuất kinh tế 3.685 5.614 881 967 1.035 1.107 1.185 - Khác 71 96 109 243 260 278 298
Từ bảng trên cho thấy kết quả kinh doanh của Tổng công ty thay đổi theo hướng tích cực qua các năm. Điều này thể hiện qua việc doanh thu tăng lên đều đặn từ năm 2016 đến năm 2019 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng đến năm 2022.
Giai đoạn tăng trưởng chậm của doanh thu là giai đoạn 2016 - 2017, doanh thu tăng 1,037 tỷ đồng trong vòng 1 năm tài chính, sau đó có một bước tiến dài để đưa mức doanh thu của Tổng công ty lên 26,5 tỷ vào năm 2017. Từ đó, doanh thu vẫn tiếp tục tăng cao đạt được mức tăng liên tục. Điều này có thể được giải thích bằng việc sau năm 2016, kinh tế đất nước có sự vực dậy mạnh mẽ, thị trường xây dựng cũng có nhiều khởi sắc đồng thời công ty cũng có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất. Do đó, doanh thu năm 2016 và năm 2017 đạt được ở mức cao. Sau giai đoạn này, kinh tế lại tiếp tục ổn định. Sự tăng lên của tổng doanh thu được hình thành từ sự tăng lên của các doanh thu thành phần. Từ năm 2014 đến năm 2019, doanh thu từ sản xuất quốc phòng tăng từ 21,7 tỷ đồng đến 31,7 tỷ đồng, Trong đó giai đoạn tăng mạnh nhất vẫn là giai đoạn 2 năm: 2017 - 2019.
Nhìn vào cơ cấu doanh thu của công ty, chúng ta có thể thấy doanh thu từ sản xuất quốc phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng như Tổng công ty.
Bảng 3.3: Cơ cấu doanh thu của Tổng công ty
Đơn vị tính: %
Nội dung Thu thực tế Dự kiến
Tổng doanh thu 100 100 100 100 100 100 100 - Từ sản xuất phục vụ quốc
phòng 85,2 78,5 96,6 96,3 96,3 96,3 96,3
- Từ sản xuất dịch vụ kinh tế 14,4 21,1 3,0 2,9 2,9 2,9 2,9
- Từ Thu khác 0,4 0,4 0,4 0,8 0,8 0,8 0,8
(Nguồn: Phòng Tài chính)
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu doanh thu, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy xu hướng thay đổi về tỷ trọng giữa hai lĩnh vực đem lại doanh thu nhiều nhất cho Tổng công ty. Đó là, tỷ trọng của doanh thu sản xuất hàng kinh tế đang giảm xuống trong tổng doanh thu trong khi đó doanh thu sản xuất hàng quốc phòng lại có tỷ trọng tăng dần từ năm 2016 đến nay. Từ năm 2016 đến năm 2017, tỷ trọng doanh thu sản xuất quốc phòng giảm lên 6,7% trong tổng doanh thu. Nhưng sau đó, giai đoạn 2017 đến 2019, tỷ trọng này lại đang có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2017, tỷ trọng doanh thu quốc phòng chiếm tới 96,6% tổng doanh thu. Trong khi đó, doanh thu sản xuất hàng kinh tế lại có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã và đang có sự quan tâm nhiều hơn đến thị trường truyền thống Quân đội. Phần lớn nguồn lực của công ty được tập trung cho công tác sản xuất phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng giao thì đến nay bên cạnh việc vẫn tiếp tục phát huy và duy trì hoạt động sản xuất vốn có, công ty đã mở rộng hơn để phục vụ cho đời sống. Đó cũng giúp công ty có thể hội nhập và phát triển trong cơ chế thị trường đang biến đổi không ngừng.
Kế hoạch chi phí chung
Tổng công ty là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập để sản xuất phục vụ cho công nghiệp quốc phòng trong đó nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn xây dựng. Do đó các chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu,… sau đó là đến các chi phí công cụ và chi phí quản lý.
Bảng 3.4: Tình hình chi phí của Tổng công ty giai đoạn 2016-2020
Năm
Các chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019 2020
Giá
trị % Giátrị % Giátrị % Giátrị % Giá trị %
Tổng chi phí 25.146 100% 26.167 100% 28.674 100% 32.295 100% 33.813 100% Chi phí sản xuất sản phẩm 20.511 1% 21.605 1% 21.254 1% 25.247 1% 28.712 1% + Chi phí nguyên vật liệu 3.915 12% 5.490 17% 8.092 25% 5.392 17% 6.121 18% + Chi phí nhân công 16.154 50% 16.115 50% 13.146 41% 19.855 61% 21.218 63% + Chi phí công cụ dụng cụ 442 1% 0 0% 16 0,0% 0 0% 0 0% + Chi phí khấu hao TSCĐ -1.416 -1.555 -1.674 -1.769 0 -1.823 + Chi phí dịch vụ mua ngoài 0 0 0 0 0
+ Chi phí bằng tiền khác 0 0 0 0 0 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.635 14% 4.562 14% 7.420 23% 7.048 22% 7.644 18% Doanh thu 25.527 26.564 29.108 32.744 34.115 Lợi nhuận trước thuế 381 397 434 449 513 Lợi nhuận sau thuế 297 309 347 359 410
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Qua bảng trên cho thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng lên. Giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu tăng từ 25,5 tỷ đồng lên 32,9 tỷ đồng thì chi phí cũng tăng lên gần như tương ứng từ 25,1 tỷ đồng lên 32,2 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có sự tiến triển tốt, kết quả đạt được là doanh thu tăng và lợi nhuận tăng. Song hạn chế là chi phí vẫn còn khá cao, chiếm đa số doanh thu nên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận so với doanh thu nhỏ.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ: + Chí phí nguyên vật liệu đầu vào.
+ Chi phí nhân công. + Chi phí công cụ dụng cụ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Các chi phí bằng tiền khác.
Trong tổng chi phí, chi phí sản xuất sản phẩm chiếm ưu thế hơn cả, nắm giữ trung bình khoảng 80% tổng chi phí. Được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.5: Chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2016-20120
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng chi phí ( giá trị) 25.146 26.167 28.674 32.295 33.813 Tổng chi phí sản xuất sản phẩm (giá
trị) 20.511 21.605 21.254 25.247 28.712
Tỷ lệ chi phí sản xuất/tổng chi phí
(%) 81,6% 82,6% 74,1% 78,1% 84,9%
(Nguồn: Phòng Tài chính)
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ: + Chí phí nguyên vật liệu đầu vào
+ Chi phí nhân công + Chi phí công cụ dụng cụ
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Các chi phí bằng tiền khác
Trong số đó, chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công là hai khoản mục chi phí luôn nhận được sự quan tâm quản lý tài chính của Tổng công ty cũng như sự giám sát chặt chẽ của Binh đoàn 11- Bộ quốc phòng.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào
Chi phí nguyên vật liệu trong chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ,… được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm (chiếm khoảng 20% giá thành sản phẩm)
Chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh do đặc thù của công ty là xây dựng, khối lượng hồ sơ lớn nên đòi hỏi lượng nguyên vật liệu lớn với nhiều chủng loại.
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu là chi phí thực tế bỏ ra để có được lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng đều đặn và tăng chậm qua các năm. Năm 2014 số tiền chi trả cho nguyên vật liệu là 3,9 tỷ đồng chiếm 12% chi phí sản xuất, đến năm 2017 chi phí nguyên vật liệu là 5,3 tỷ đồng chiếm 17% tổng chi phí sản xuất.
Những năm vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động và lạm phát vẫn ở mức cao gía nguyên vật liệu trên thị trường tăng, có mặt hàng tăng hơn 10%, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vì vậy sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào đó là nguyên nhân làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.Chi phí nguyên vật liệu tăng nhưng tăng tương ứng với tổng chi phí sản xuất và doanh thu mặc , chứng tỏ chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp vẫn có thể được kiểm soát bởi tiết kiệm mức tiêu hao. Đây cũng là một yếu tố tích cực trong quản lý điều hành của công ty.
Chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ lương chính và các khoản phụ cấp theo lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hiện tại Tổng công ty đang áp dụng phương pháp trả lương theo thời gian cho cán bộ công nhân viên trong công ty bao gồm: cán bộ nhân viên làm việc ở các bộ phận gián tiếp, nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lý sản xuất.
Cơ sở tính toán tiền lương là dựa vào bảng chấm công hàng tháng được lập riêng cho từng bộ phận, mỗi bộ phận có một người phụ trách chấm công, phụ trách chấm công cho nhân viên hàng tháng từ ngày mồng 1 cho đến hết ngày 30 hoặc ngày 31. Sau đó bảng chấm công của từng bộ phận sẽ được tổng hợp lại ở bộ phận hành chính để tiến hành tính toán lương, thưởng dựa trên bảng chấm công đó. Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên định mức tiền nhân công và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Ngoài việc chi trả tiền lương theo năng suất và hiệu quả lao động, Tổng công ty cũng chi trả các khoản BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm đau bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… Nguồn bù đắp là quỹ BHXH, BHYT được trích theo lương hàng tháng theo đúng quy định.
Trong cơ cấu chi phí của Tổng công ty, chi phí nhân công cũng chiếm một phần lớn, đứng trên cả chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Bảng 3.6: Chi phí nhân công hàng năm của Tổng công ty
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng Chi phí sản xuất sản phẩm 25.146 26.167 28.674 32.295 33.813 Trong đó: Chi phí nhân công 16.154 16.115 13.146 19.855 21.218 Tỷ trọng chi phí nhân công 64,2% 61,6% 45,8% 61,1% 62,8%
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính - kế toán của công ty)
Trong giai đoạn 2016 - 2019, chi chí nhân công của Tổng công ty có sự tăng lên về số lượng. Năm 2016: 16,1 tỷ đồng; năm 2017: 16,1 tỷ đồng; năm 2018 là 13,1 tỷ đồng và sang năm 2019 con số này đạt 19,8 tỷ đồng. Chi phí nhân công tăng đều đặn qua các năm phù hợp với lộ trình tăng lương cơ bản đối với cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Xét về tỷ trọng trong cơ cấu chi phí sản xuất thì chi phí nhân công lại có xu hướng giảm trong cơ cấu chứng tỏ năng suất lao động và tay nghề được nâng cao vì vậy tiết kiệm được chi phí nhân công đây là một xu hướng tốt trong quản lý điều hành công ty.
Kế hoạch lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng công ty Thành An có sự tăng trưởng qua nhiều năm, được thể hiện cụ thể qua bảng sau đây:
Bảng 3.7: Lợi nhuận hàng năm của Tổng công ty giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Lợi nhuận trước thuế 381 397 434 449 513
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 381 397 434 449 513
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0
Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính - kế toán của công ty)
Lợi nhuận trước thuế đạt được từ năm 2016 đến năm 2019 có thành tích tăng trưởng khá nhanh, từ 381 triệu đồng năm 2016, đến năm 2019 lợi nhuận trước thuế của công ty đã tăng lên mức 449 triệu đồng.