Khi muốn làm rõ thực trạng QLTC của Tổng công ty, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ đơn vị, bao gồm hệ thống quy định, quy chế nội bộ, hệ thống báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong Tổng công ty… Từ đó, có thể thu thập các dữ liệu cần thiết phục vụ cho mục mục đích nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng QLTC của Tổng công ty. Song lượng thông tin có được phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý cũng như cán bộ các phòng, ban chuyên môn có liên quan của Tổng công ty.
Ngoài những thông tin từ nội bộ Tổng công ty, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, các công ty chứng khoán... Các thông tin từ nguồn trên có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ Tổng công ty.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu thứ cấp
Những thông tin cần tổng hợp liên quan đến đề tài là:
- Các thông tin trên website của công ty: để lấy các thông tin sơ bộ về doanh nghiệp cũng như tin tức về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Từ phòng kinh doanh: Các tài liệu về khách hàng, về doanh số bán hàng, các báo cáo phân tích về tình hình thị trường.
- Từ phòng kế toán: Thu thập thông tin tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như:
+ Báo cáo tài chính của công ty qua các năm
+ Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. + Báo cáo định kỳ bán hàng, hồ sơ bán hàng.
- Bên ngoài công ty: Các tạp chí kinh tế trên mạng internet, các thông tin trên báo kinh tế Việt Nam, những ấn phẩm được ban hành từ chính phủ các cấp, ban ngành.
Để đánh giá công tác quản lý tại chính tại Tổng công ty Thành An, cần sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Ngoài ra phải dùng thêm các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển, ưu thế của đơn vị trong ngành xây dựng đặc thù, để hỗ trợ cho việc giải thích sự thay đổi kết quả. Tất cả những thông tin trên đều công bố trên website riêng của đơn vị, hoặc qua website của Ủy ban chứng khoán nhà nước, website của các công ty chứng khoán như FPT, VnDirect, SSI… Với nhiều kênh cung cấp thông tin như vậy, dễ dàng thu thập bổ sung hoặc đối chiếu số liệu để xác minh tính trung thực. Ngoài ra, báo cáo tài chính theo năm của Tổng công ty đều đã được Công ty TNHH Deloitte kiểm toán và công bố công khai nên đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
Do là số liệu thứ cấp, được công bố rộng rãi nên cách thu thập dữ liệu khá dễ dàng bằng cách tải từ hệ thống văn bản nội bộ của đơn vị, từ những website đã được trình bày ở trên. Kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để chắt lọc những thông tin có liên quan từ các báo cáo, hội nghị tổng kết của đơn vị.
Dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra khảo sát thực tế thông qua các nhân viên trong công ty dưới hình thức phát phiếu điều tra. Nội dung phiếu bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty, trong mỗi yếu tố lại chia ra các tiêu chí đánh giá dưới dạng câu hỏi. Với mỗi tiêu chí có 5 mức độ đánh giá như sau:
- Không tốt : mức điểm 1
- Chưa đạt yêu cầu : mức điểm 2 - Chấp nhận được : mức điểm 3 - Tốt : mức điểm 4
- Rất tốt : mức điểm 5
Sau quá trình điều tra thực tế, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả, loại bỏ các phiếu không hợp lệ (là các phiếu trống, tích trùng hoặc bỏ sót), kết quả thu được như sau:
Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 20 phiếu Số phiếu hợp lệ: 100 phiếu
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
2.3.1. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu báo cáo tài chính được lưu trữ dưới dạng file excel theo từng năm từ năm 2016 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tính toán các biến số phân tích tài chính bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, các chỉ tiêu tài chính kế hoạch,… Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng được xác định, gồm: ROA, ROE, ROS, hệ số nợ,…
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu thu thập được và kế thừa từ những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đó để làm cơ sở, tiêu chuẩn cho việc phân tích, đánh giá thực trạng
QLTC tại Tổng công ty Thành An bao gồm: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp, phân tích nhân viên.
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua số liệu thu thập được, tập hợp thống kê và tổng hợp mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu sau khi dữ liệu đã được làm sạch. Trên cơ sở đó, tính toán các biến số phân tích tài chính bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, các chỉ tiêu tài chính kế hoạch,… Ngoài ra, các biến phản ánh khả năng sinh lời và nguy cơ phá sản cũng được xác định, gồm: ROA, ROE, ROS, hệ số nợ,…
Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống dữ liệu thứ cấp bằng các tài liệu tham khảo, số liệu thông tin thực tế thu thập tại Tổng công ty Thành An. Luận văn sẽ phân tích thực trạng công tác QLTC tại doanh nghiệp này và có các cơ sở để so sánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại Tổng công ty Thành An.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh cho phép tác giả tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng về các nội dung trong bảng hỏi liên quan đến nhu cầu, chất lượng QLTC trong công ty. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả trong công tác QLTC hiện tại của công ty để từ đó đưa ra các ưu, nhược điểm trong công tác QLTC trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÀNH AN
3.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Thành An
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị (khóa IV) về việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với việc tổ chức lại lực lượng sản xuất kinh tế quân đội. Ngày 11/6/1982, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 903/QP thành lập Binh đoàn 11 trực thuộc Bộ Quốc phòng (là Binh đoàn xây dựng cơ bản đầu tiên của Quân đội) trên cơ sở tập hợp, sát nhập các lực lượng chuyên ngành xây dựng cơ bản trong toàn quân (gồm 2 đơn vị cấp sư đoàn, 6 đơn vị cấp trung đoàn, thuộc Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải quân). Nhiệm vụ chủ yếu của Binh đoàn là thi công xây dựng công trình Quân sự, công nghiệp quốc phòng, các công trình dân dụng và công nghiệp, tham gia thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước, các nước bạn; tổ chức sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng; giúp các lực lượng xây dựng cơ bản trong toàn quân về một số mặt chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Cơ chế hoạt động được xác định là một đơn vị kinh doanh xây lắp, hạch toán kinh tế, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, chế độ, điều lệ quy định của Nhà nước về công tác xây dựng cơ bản. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Binh đoàn 11 đã khẳng định được năng lực toàn diện, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hầu hết các dự án, công trình, hạng mục lớn trọng điểm của Quân đội và Nhà nước có giá trị lớn về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã được Binh đoàn thiết kế, thi công và đưa vào sử dụng đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ, được đánh giá cao, tiêu biểu sau 55 ngày đêm tổng công kích, với phong trào “Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Tý”, đúng ngày 30 tháng 4 năm 1984, công trình Nhà Trưng bày Chiến thắng, và các hạng mục trưng bày ngoài trời với tổng diện tích 1.899m2 và hàng vạn mét vuông sân bãi, hàng trăm ki-lô-mét đường bộ do Binh đoàn xây dựng đã
hoàn thành, bàn giao đúng tiến độ, kịp thời đảm bảo cho Đảng, Nhà nước và Quân đội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (07.5.1954 - 07.5.1984).
Bước vào thời kỳ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế đất nước, theo yêu cầu nhiệm vụ, tháng 5/1988 Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Binh đoàn 11 thành Đoàn 11 với tên gọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là Tổng công ty Xây dựng 11, tự chủ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường. Cùng với quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội từng giai đoạn, Bộ Quốc phòng đã nhiều lần ra quyết định kiện toàn bộ máy, bổ sung ngành nghề, thay đổi tên gọi, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với doanh nghiệp. Ngày 22/4/1991 Bộ Quốc phòng ra quyết định kiện toàn Tổng công ty Xây dựng 11 thành Tổng công ty Xây dựng 11; ngày 04/4/1996 quyết định thành lập Tổng công ty Thành An trên cơ sở kiện toàn Tổng công ty Xây dựng 11; ngày 06/4/2007 quyết định chuyển Tổng công ty Thành An sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ - Tổng công ty con; ngày 11/12/2009 theo quyết định số 4729/QĐ-BQP về việc điều chuyển Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) thuộc Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng; ngày 05/4/2016, thực hiện Quyết định số 1288/QĐ-BQP, Tổng công ty 789 được điều chuyển nguyên trạng từ Bộ Tổng Tham mưu về Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An). Đây là điều kiện thuận lợi tạo tạo lên sức mạnh tổng hợp đưa Binh đoàn tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thời gian tiếp theo.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề và trang thiết bị thi công hiện đại cùng với hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015, Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) đã xây dựng nên những công trình chất lượng cao, mang đến sự hài lòng cho mọi người.
Với thành tích đã đạt được trong những năm qua, Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) cùng các đơn vị thành viên đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh
hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Itxala và Huân chương Anh dũng của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Cờ đơn vị xuất sắc ngành Xây dựng Việt Nam; Cờ đơn vị xuất sắc ngành Giao thông vận tải; Nhiều huy chương vàng công trình đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng và nhiều danh hiệu cao quý khác…
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thành An
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính- Tổng hợp)
Căn cứ Quyết định số 2247/QĐ-BQP ngày 29/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Thành Anh thành Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thành An như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
b) Chính ủyPhó Tư lệnh Binh đoàn, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc (Bí thư Đảng ủy)
c) Các Phó Tư lệnh Binh đoàn, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc;
d) Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng tài chính kế toán; đ) Kiểm soát viên;
e) Các Phòng nghiệp vụ (gồm 10 đầu mối): Tham mưu - Kế hoạch và Đầu tư; Tổ chức Lao động; Chính trị; Kỹ thuật - Công nghệ; Thiết bị Xe máy; Dự án Đấu thầu; Tài chính kế toán; Điều tra hình sự; Văn phòng; Thanh tra Binh đoànQuốc phòng.
g) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc (gồm 06 đơn vị): Công ty Thành An 141; 116; 119; 195; Công ty Tư vấn Thành An 191; Xí nghiệp Thành An 115;
h) Các Ban Điều hành Dự án, Công trường trực thuộc (gồm 10 đơn vị): 11A, 11B, R13, Đường Hồ Chí Minh, 11S, 11E, 11G; 11N, 11T; Công trường Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
i) Các trung tâm hạch toán phụ thuộc (gồm 02 đơn vị): Trung tâm Cung ứng và XKLĐ Thành An, Trung tâm rà phá bom mìn và KĐCLXD Thành An 161.
Các công ty con là công ty TNHH một thành viên 100% vốn công ty mẹ
a) Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty 789 b) Công ty TNHH một thành viên Thành An 117
Các công ty con công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Công ty cổ phần Xây lắp Thành An 96
b) Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665 c) Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 386
Đơn vị sự nghiệp công lập: Trường Trung cấp nghề số 18 3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Tổng công ty Thành An là một tổ chức kinh tế hạch toán độc lập với các đặc điểm sau:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường sắt, đường dây và trạm biến áp, sân bay, bến cảng, thi công nền móng công trình, nạo vét, san lấp mặt bằng, lắp đặt thiết bị, tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng, khai thác khoáng sản, đào tạo nghề, cung ứng và xuất khẩu lao động, đầu tư phát triển nhà và đô thị, kinh doanh bất động sản, rà phá bom mìn, buôn bán vật liệu xây dựng, xử lý nền đất yếu...
- Sản phẩm:
Tổng công ty đã tham gia hầu hết các công trình lớn trọng điểm của Quân đội như Sở Chỉ huy cơ quan Bộ Quốc phòng, các học viện nhà trường, các quân khu quân đoàn, quân binh chủng, các bệnh viện và trung tâm y tế lớn, đồng thời Tổng công ty cũng tham gia nhiều dự án lớn của nhà nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt có nhiều công trình đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến như công trình xử lý nền đất yếu bằng phương pháp hút chân không (Công trình xử lý nền đất yếu khu Depot), thi công tầng hầm bằng phương pháp Top - Down (Công trình Trụ sở uỷ ban Dân tộc)… Nhiều dự án, công trình hoàn thành đã được Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng cờ, huy chương vàng chất lượng cao sản phẩm xây dựng. Đặc biệt, năm 2009 Tổng công ty đã hoàn thành chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2008.
- Đội ngũ nhân sự:
Với hơn 1.940 kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. 1.300 kỹ thuật viên, hơn 10.000 thợ lành nghề và thợ lái máy các loại. Cùng với đầy đủ các loại thiết bị máy móc hiện đại và đồng bộ, Tổng công ty Thành An sẵn sàng đáp ứng thi công xây dựng các loại công trình trên nhiều quy mô khác nhau.