8. Bố cục luận văn
1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo
viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.1. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo với việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Theo quy định của Bộ GDĐT, trƣởng phòng GDĐT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018, cụ thể:
- Thực hiện theo cơ chế phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng thƣờng xuyên tiến hành các nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng thƣờng xuyên của GV các trƣờng tiểu học đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn nhằm thực hiện chƣơng trình GDPT 2018, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo các phƣơng thức linh hoạt khác nhau phù hợp với đối tƣợng, từng trƣờng và nhu cầu thực tiễn;
+ Tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên GV, CBQL theo chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên và quy định tại Quy chế bồi dƣỡng thƣờng xuyên do Bộ GDĐT ban hành.
- Phòng GDĐT phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng thƣờng xuyên (chủ trì) trong việc thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên đảm bảo chất lƣợng và theo quy định;
+ Cung cấp tài liệu bồi dƣỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dƣỡng của GV, CBQL;
+ Thực hiện bồi dƣỡng thƣờng xuyên và đánh giá kết quả bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo quy định.
- Chỉ đạo, kiểm tra công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên GV, CBQL của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo khách quan, công bằng.
- Tham mƣu với Ủy ban nhân dân thành phố về nguồn kinh phí bồi dƣỡng thƣờng xuyên và các điều kiện liên quan phục vụ công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo quy định. Kinh phí bồi dƣỡng thƣờng xuyên đƣợc dự toán trong kinh phí chi thƣờng xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chƣơng trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Hỗ trợ GV hoàn thành 120 tiết thuộc 3 chƣơng trình bồi dƣỡng theo Thông tƣ số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên GV cơ sở GDPT, Thông tƣ số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dƣỡng thƣờng xuyên GV, CBQL cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở GDPT và GV trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
- Phân công các CBQL, GV cốt cán, các GV có năng lực triển khai chƣơng trình GDPT 2018:
+ Tập huấn, bồi dƣỡng trực tiếp chƣơng trình GDPT 2018 theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành chƣơng trình GDPT nói chung, bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 nói riêng, Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Ban hành Quy định đánh giá HS tiểu học;
+ Kèm cặp, hƣớng dẫn tại chỗ cho các GV có năng lực yếu hơn theo quy trình; giải thích và hƣớng dẫn triển khai về phƣơng pháp dạy học mới, thực hiện giờ dạy minh họa, đánh giá hiệu quả giờ dạy, tƣ vấn các phƣơng pháp để giúp giờ dạy hiệu quả hơn;
+ Đánh giá kết quả làm bài kiểm tra, khảo sát của GV sau khi hoàn thành tập huấn từng mô đun trên hệ thống LMS của Bộ GDĐT.
- Báo cáo công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên GV, CBQL về sở GDĐT vào tháng 6 hằng năm (ngay sau khi năm học kết thúc) và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Lập kế hoạch có nghĩa là xác định mục tiêu đối với thành tựu tƣơng lai của hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học và các con đƣờng, biện pháp, cách thức để đạt đƣợc mục tiêu đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng lập kế hoạch:
1) Xác định mục tiêu hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
2) Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực bồi dƣỡng để đạt đƣợc các mục tiêu đã thiết lập;
3) Quyết định những hoạt động nào là cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra.
Trong công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học, trƣởng phòng GDĐT cần thực hiện những công việc sau:
- Xác định mục tiêu bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
- Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của GV tiểu học, trên cơ sở đó xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu, năng lực của GV;
- Xác định các nội dung bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
- Xác định/lựa chọn chủ thể của hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
- Xác định hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
- Xác định các nguồn lực thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học;
- Xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá bồi dƣỡng năng lực dạy học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 cho GV tiểu học.
1.4.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch để đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức hiệu quả, ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều hành tốt hơn các nguồn lực trong hoạt động quản lý. Quá trình tổ chức sẽ kéo theo việc hình hành, xây dựng các bộ phận, các thành phần để thực hiện kết hoạch đã xây dựng. Thực hiện chức năng tổ chức trong bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018, trƣởng phòng GDĐT cần:
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng do Trƣởng phòng GDĐT làm Trƣởng ban;
- Xây dựng mạng lƣới báo cáo viên; cử báo cáo viên (thƣờng là cán bộ chuyên môn phòng GDĐT, CBQL, GV cốt cán) tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức, tích cực tự nghiên cứu các tài liệu có nội dung về năng lực dạy học của GV tiểu học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018;
- Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên về bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học 2018. Báo cáo viên phải là chuyên gia đạt đƣợc các yêu cầu sau:
+ Từng đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố;
+ Nắm vững kiến thức chuyên môn của từng môn học và hoạt động giáo dục, chƣơng trình giáo dục tiểu học mới, nắm vững nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng GV tiểu học;
+ Có khả năng thuyết trình, tƣ vấn, hƣớng dẫn đồng nghiệp, có kĩ năng sƣ phạm, tổ chức lớp học tốt;
+ Là ngƣời có uy tín, có khả năng cảm hóa, thuyết phục ngƣời khác và hƣớng mọi ngƣời vào hoạt động của lớp;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng, dạy học.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng trong Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lớp bồi dƣỡng để triển khai thực hiện quá trình tổ chức bồi dƣỡng từ lãnh đạo đến ngƣời điều hành, các chuyên viên chịu trách nhiệm phục vụ.
- Tổ chức hội thảo về dạy học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hợp lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học, tránh chồng chéo. Xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các các thành viên, các bộ phận trong triển khai hoạt động bồi dƣỡng.
- Chuẩn bị các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động bồi dƣỡng.
- Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 nhƣ xây dựng phòng học ảo, lớp học ảo…
1.4.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học là những tác động làm cho ngƣời dƣới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch bồi dƣỡng đã đề ra, đúng với nhiệm vụ đƣợc phân công trong hoạt động bồi dƣỡng để đạt đƣợc mục tiêu của bồi dƣỡng. Chỉ đạo vừa tạo động lực, vừa ràng buộc, vừa tạo điều kiện để báo cáo viên, học viên tích cực giảng dạy, học
tập bằng các biện pháp tƣ vấn, hƣớng dẫn, cầm tay chỉ việc, giám sát, trợ giúp, động viên, huy động các nguồn lực tốt nhất, ... để đạt kết quả cao nhất.
Chỉ đạo trong hoạt động bồi dƣỡng có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động bồi dƣỡng một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, biến mục tiêu bồi dƣỡng đã xác định thành kết quả thực hiện.
Trong chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018, Trƣởng phòng GDĐT thực hiện những công việc sau:
- Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Chỉ đạo khảo sát năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Chỉ đạo biên soạn tài liệu hƣớng dẫn bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Chỉ đạo lựa chọn phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tƣợng bồi dƣỡng;
- Giám sát chặt chẽ quá trình tham gia bồi dƣỡng của GV, hoạt động bồi dƣỡng của báo cáo viên. Yêu cầu GV nghiêm túc tham gia quá trình bồi dƣỡng, đảm bảo nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khóa bồi dƣỡng;
- Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá tinh thần, ý thức thái độ khi tham gia bồi dƣỡng của GV, các điều kiện tổ chức hoạt động bồi dƣỡng;
- Chỉ đạo điều chỉnh chƣơng trình, nội dung, kế hoạch bồi dƣỡng khi cần thiết. Bên cạnh đó, trƣởng phòng GDĐT còn cần phải chỉ đạo các nội dung:
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện một số nội dung cụ thể để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Chỉ đạo các nhóm (cụm trƣờng) thống nhất nội dung làm việc trong cụm; kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm (thời gian, địa điểm, nội dung); thống nhất kế hoạch làm việc trong nhóm; triển khai các nội dung tập huấn do ban tổ chức qui định;
- Chỉ đạo CBQL cốt cán, GV cốt cán: Xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018; triển khai các nội dung trao đổi chuyên môn theo đúng hƣớng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT.
1.4.2.4. iểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Để thực hiện bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018, phòng GDĐT phải tiến hành kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên 2 quá trình: Kiểm tra quá trình triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng; Đánh giá chính xác, khách quan các kết quả bồi dƣỡng mà kế hoạch đã đề ra.
Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của trƣởng phòng GDĐT phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dƣỡng nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng. Các nội dung kiểm tra cần hƣớng tới:
- Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dƣỡng, các phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dƣỡng;
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: kiểm tra công tác biên soạn tài liệu bồi dƣỡng cho học viên, thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng truyền thống;
- Kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lớp bồi dƣỡng của lãnh đạo, cán bộ phụ trách chuyên môn (thƣờng là cấp tiểu học) của phòng GDĐT đƣợc giao phụ trách lớp;
- Kiểm tra việc lập danh sách, điều chỉnh danh sách học viên tham gia lớp bồi dƣỡng của các trƣờng;
- Kiểm tra việc tham gia lớp bồi dƣỡng của các học viên (GV): chuyên cần, chấp hành nội quy...;
- Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dƣỡng để hoàn thiện quá trình bồi dƣỡng ở giai đoạn tiếp theo, nhƣ phản hồi về: công tác tổ chức quản lý bồi dƣỡng, công tác phục vụ, về năng lực và phƣơng pháp tập huấn của báo cáo viên, tài liệu bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng, chƣơng trình bồi dƣỡng ...;
- Đánh giá kết quả bồi dƣỡng đạt đƣợc ở học viên trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Đánh giá các khâu của công tác tổ chức lớp bồi dƣỡng với tất cả các đối tƣợng, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc hay chƣa đạt đƣợc so với kế hoạch, mục tiêu bồi dƣỡng đề ra và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng ở giai đoạn tiếp theo;
- Phối hợp các lực lƣợng có liên quan trong đánh giá năng lực dạy học của GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018;
- Sử dụng kết quả đánh giá để hoàn thiện quá trình bồi dƣỡng và rút kinh nghiệm cho các hoạt động tự bồi dƣỡng của GV tiểu học, có biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy mặt tốt để tổ chức bồi dƣỡng GV ở các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Cần chú trọng phát huy vai trò tự đánh giá của GV tiểu học, đánh giá lẫn nhau giữa các cá nhân, các nhóm thông qua việc tổ chức các hoạt động, trình bày các sản phẩm, bản thiết kế giáo án, giờ dạy thực hành, tổ chức hoạt động thực hành giáo dục HS... của cá nhân, của nhóm...
Đánh giá có thể đƣợc thực hiện thông qua ý kiến phản hồi của GV về mức độ thiết thực của nội dung bồi dƣỡng đã triển khai, tính phù hợp của hình
thức tổ chức bồi dƣỡng cho GV, điều kiện bồi dƣỡng, tài liệu hƣớng dẫn tự bồi dƣỡng, năng lực báo cáo viên.
Ngoài các hình thức đánh giá trên, trƣởng phòng GDĐT có thể đánh giá kết quả của GV (học viên) sau khi tham gia lớp bồi dƣỡng đạt đƣợc kết quả đến đâu thông qua các bài khảo sát, bài test, nội dung bài khảo sát về chính những nội