Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng nưng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 54)

8. Bố cục luận văn

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Thành phố Yên Bái nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Yên Bái, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của tỉnh Yên Bái, là trục động lực của vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh; là một trong những Trung tâm tiểu vùng của 14 tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ.

Hiện nay, sự nghiệp GDĐT thành phố Yên Bái tiếp tục phát triển, mạng lƣới trƣờng, lớp từ bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đƣợc củng cố, quy hoạch một cách hợp lý, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn thành phố. Phòng GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị tích cực tham mƣu với chính quyền địa phƣơng rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, tình hình đội ngũ GV, quy hoạch lại mạng lƣới trƣờng lớp, gắn với các điều kiện thực tế. Tập trung các nguồn lực, lồng ghép nhiều chƣơng trình để thực hiện đầu tƣ tập trung, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuẩn bị cho việc thực hiện chƣơng trình GDPT 2018.

Năm học 2020- 2021, cấp Tiểu học của thành phố có 8 trƣờng tiểu học, 7 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở công lập với 258 lớp/9.252 HS (trong đó có 01 trƣờng trực thuộc Sở GDĐT với 34 lớp, 1492 HS). Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, số lớp, HS học 2 buổi/ngày đạt 100%. Hàng năm HS hoàn thành chƣơng trình Tiểu học đạt từ 99,8% trở lên.

Năm 2020 thành phố Yên Bái tiếp tục đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận 15/15 xã, phƣờng trên địa bàn duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Số trƣờng tiểu học đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia là 8/8 (đạt

100%), trong đó có 4/8 trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục cấp độ 3 và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái thời điểm 01/01/2021 (không tính trƣờng tiểu học Nguyễn Trãi, trực thuộc Sở GDĐT) theo bảng sau:

Chức vụ Tổng số viên chức

Trình độ Chia theo độ tuổi Chuyên môn Chính trị Từ 30 trở xuống Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Từ 51 - 55 Từ 55 - 60 Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp Trung cấp cấp CBQL 26 1 25 26 24 2 GV 298 3 239 56 4 211 19 55 185 39 NV 15 9 6 1 8 3 10 2 Tổng 339 4 273 62 31 219 19 58 219 43

Trong tổng số 324 CBQL, GV tiểu học ở thành phố Yên Bái, tỷ lệ trên chuẩn cao với 268/324 (đạt 82,7%). Các nhà trƣờng luôn bố trí, sắp xếp để tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay cấp tiểu học đang có 232 GV có chuyên môn tiểu học/224 lớp.

Đa số viên chức trong độ tuổi trung bình từ 41 đến 50 tuổi (chiếm 64,6%) nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy. Bổ nhiệm CBQL cơ bản có năng lực trình độ chuyên môn tốt, do vậy trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động bồi dƣỡng các năng lực chuyên môn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Năm học 2020-2021, thành phố Yên Bái tiếp tục duy trì 02 trƣờng tiểu học và trung học thực hiện mô hình "Trƣờng học mới Việt Nam" (trƣờng tiểu học và trung học Âu Lâu, Tân Thịnh). Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&DT, phòng GDĐT thành phố, các trƣờng thực hiện mô hình "Trƣờng học mới Việt Nam" hàng năm tiến hành sinh hoạt chuyên môn định kỳ cụm trƣờng theo quy định.

Năm học 2020-2021, các trƣờng tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu áp dụng, triển khai đồng thời 2 chƣơng trình, 2 cách đánh giá, xếp loại HS: + Chƣơng trình GDPT 2018 đối với HS lớp 1; chƣơng chƣơng trình GDPT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT đối với lớp 2 đến lớp 5.

+ Thực hiện đánh giá HS tiểu học theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định đánh giá HS tiểu học (đối với lớp 2 đến lớp 5); Thông tƣ số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định đánh giá HS tiểu học (đối với HS lớp 1).

Chỉ đạo các nhà trƣờng: Xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất HS dựa trên việc thực hiện tốt công tác tập huấn chuyên môn cho CB, GV trƣớc khi bắt đầu năm học 2020 - 2021; tiến hành công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên, tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo đúng quy định; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với điều kiện thực tế của từng trƣờng. 100% trƣờng, lớp dạy học 2 buổi/ngày tăng thời lƣợng cho HS đƣợc học tập, vui chơi rèn luyện thể chất, kỹ năng sống tại trƣờng.

Tổ chức các hoạt động giáo dục buổi thứ hai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thành lập các câu lạc bộ học sinh năng khiếu (Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, Tin học, múa hát, vẽ, thể dục thể thao), thành viên trong câu lạc bộ do HS đăng ký tự nguyện không nhất thiết cùng một lớp. HS đƣợc tự học có sự hƣớng dẫn của GV để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho HS. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa…

Các nhà trƣờng có kế hoạch bồi dƣỡng HS hoàn thành tốt môn học, phụ đạo đối với HS chƣa hoàn thành theo hƣớng dẫn của phòng GDĐT. Tổ chức tập huấn thiết bị dạy học trong phòng học thông dụng và phòng học dùng chung. Tham gia sinh hoạt chuyên môn trên trang mạng Trƣờng học kết nối.

Tích hợp tăng cƣờng tiếng Việt và các nội dung giáo dục: Xây dựng môi trƣờng giao tiếp tiếng Việt thông qua học tập và sinh hoạt tập thể tại trƣờng: Giao lƣu văn hóa, văn nghệ thể thao, các cuộc thi, câu lạc bộ tiếng Việt.

Áp dụng phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở 15/15 trƣờng tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Tiếp tục chỉ đạo triển khai dạy học Mĩ thuật theo phƣơng pháp mới của Đan Mạch ở 15/15 trƣờng tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố với 258/258 lớp, đạt tỷ lệ 100%.

- Về dạy môn tự chọn:

+ Triển khai dạy học ngoại ngữ: Tiếp tục triển khai và mở rộng chƣơng trình thí điểm tiếng Anh. Bố trí và sử dụng hợp lí, có hiệu quả đối với đội ngũ GV đã đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh, đã đƣợc bồi dƣỡng về dạy học tiếng Anh tiểu học dạy tại các trƣờng áp dụng Chƣơng trình thí điểm, đảm bảo các trƣờng dạy tiếng Anh thí điểm đều dạy 4 tiết/tuần; xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và tổ chức đánh giá định kì cho đội ngũ GV tiếng Anh nhằm đáp ứng những yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Lƣu ý dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS, tập trung phát triển 2 kĩ năng nghe và nói. Trong đó:

Chƣơng trình Tiếng Anh (4 tiết/tuần): 13 trƣờng với 123 lớp, 4.392 học sinh; Chƣơng trình Tiếng Anh (2 tiết/tuần): 04 trƣờng với 20 lớp, 599 học sinh; Chƣơng trình Tiếng Anh (lớp 1): 12 trƣờng với 48 lớp, 1619 học sinh.

Tổng số GV dạy tiếng Anh dạy tiểu học: 24; Số GV dạy tiếng Anh cả cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở: 02.

Ngoài ra, HS các trƣờng khu vực một số phƣờng trung tâm đăng kí và học tiếng Anh với ngƣời nƣớc ngoài trên tinh thần tự nguyện.

+ Môn Tin học: Tổng số trƣờng triển khai dạy tin học: 06 trƣờng với số HS học tin học: 3299 em.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học của GV tiểu học và hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học ở thành phố Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018. Từ đó, có căn cứ đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018.

2.1.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát

- Nội dung khảo sát:

+ Khảo sát năng lực dạy học của GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018.

+ Khảo sát thực trạng bồi dƣỡng và quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học của GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018.

+ Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học của GV các trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

- Đối tƣợng khảo sát: Là CBQL, chuyên viên phòng GDĐT phụ trách cấp tiểu học; CBQL, GV các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Yên Bái. Đề tài giới hạn khảo sát 35 cán bộ quản lý (gồm CBQL, chuyên viên phòng GDĐT phụ trách cấp tiểu học, Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng) của 15/15 trƣờng, 145 GV tiểu học của 13/15 trƣờng tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Yên Bái, đó là các trƣờng: tiểu học Nguyễn Thái Học, Hồng Thái, Nam Cƣờng, Kim Đồng, Nguyễn Phúc, Yên Thịnh, Yên Ninh, tiểu học và trung học cơ sở Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú, Giới Phiên, Tân Thịnh, Hợp Minh.

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và tổ chức khảo sát

- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các bảng hỏi với các câu hỏi đề cập đến nhận thức của CBQL, GV về thực trạng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018; Thực trạng quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018; Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018.

- Phƣơng pháp phỏng vấn: Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 và quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018.

- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.

2.1.2.4. Cách xử lí kết quả khảo sát

Quy ƣớc cách tính điểm và khoảng điểm trung bình cho các phƣơng án trả lời:

STT Mức độ Điểm trung bình

1

Không đồng ý; Không cần thiết; Không thực hiện; Không quan trọng; Yếu/kém; Không hiệu quả; Không khả thi: 1 điểm.

1 - 1,66

2 Phân vân; Ít cần thiết; Ít thực hiện; Ít quan trọng;

Trung bình; Ít hiệu quả; Ít khả thi: 2 điểm. 1,67 - 2,33 3 Hoàn toàn đồng ý; Rất cần thiết; Thƣờng xuyên;

2.2. Thực trạng bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018

2.2.1. Thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục I và câu hỏi số 1 phụ lục II đối với 180 CBQL cấp phòng, cấp trƣờng và đội ngũ GV tiểu học để khảo sát đánh giá năng lực dạy học của GV tiểu học so với yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018, tác giả luận văn thu đƣợc kết quả ở bảng 2.1 (bảng số liệu chi tiết ở phụ lục 4.1).

Bảng 2.1. Thực trạng năng lực dạy học của GV tiểu học thành phố Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018

(Theo đánh giá của CBQL, GV)

Các năng lực Mức độ thực hiện n 180 Điểm TB Tốt khá Trung bình Yếu k m SL % SL % SL % Năng lực dạy học trải nghiệm

Kiến thức về bản chất của dạy học trải nghiệm 95 52,8 60 33,3 25 13,9 2,39 Kiến thức về xác định chủ đề, mục tiêu,

nội dung, cách thiết kế dạy học trải nghiệm...

95 52,8 56 31,1 29 16,1 2,37

Kỹ năng xác định chủ đề, mục tiêu, lựa

chọn nội dung dạy học trải nghiệm… 96 53,3 45 25,0 39 21,7 2,32 Kỹ năng thiết kế hoạt động dạy học trải

nghiệm môn học 62 34,4 54 30,0 64 35,6 1,99

Kỹ năng thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS tiểu học trong dạy học trải nghiệm

61 33,9 85 47,2 34 18,9 2,15

Năng lực điểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học

Kiến thức về xây dựng nội dung, phƣơng

thức, kỹ thuật đánh giá HS tiểu học… 100 55,6 37 20,6 43 23,9 2,32 Kỹ năng xây dựng nội dung, sử dụng phƣơng

Các năng lực Mức độ thực hiện n 180 Điểm TB Tốt khá Trung bình Yếu k m SL % SL % SL %

Kỹ năng cung cấp thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS cho GV, HS, CBQL, gia đình ngƣời học

105 58,3 47 26,1 28 15,6 2,43

Năng lực dạy học tích hợp

Kiến thức về dạy học tích hợp ở cấp tiểu học 109 60,6 42 23,3 29 16,1 2,44 Kỹ năng xác định chủ đề hoặc nội dung

tích hợp các môn học ở cấp tiểu học 85 47,2 62 34,4 33 18,3 2,29 Kỹ năng khai thác những yếu tố có mối liên

hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học 102 56,7 49 27,2 29 16,1 2,41 Kỹ năng thiết kế các kế hoạch dạy học tích

hợp các môn học ở cấp tiểu học 101 56,1 46 25,6 33 18,3 2,38 Kỹ năng lựa chọn phƣơng pháp, cách thức

dạy học tích hợp 113 62,8 29 16,1 38 21,1 2,42 Kỹ năng giải quyết vấn đề/tình huống nảy

sinh trong dạy học tích hợp 91 50,6 57 31,7 32 17,8 2,33 Kỹ năng khai thác thông tin phục vụ cho

dạy học tích hợp 108 60,0 54 30,0 18 10,0 2,50

ĐTB chung 2,33

Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy, thực trạng năng lực dạy học của GV tiểu học thành phố Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 còn hạn chế (Điểm trung bình chung 2,33, thuộc mức độ trung bình). Tỷ lệ % khách thể đánh giá các năng lực ở mức độ tốt/khá còn thấp, dao động từ 33,9% đến 62,8%. Mức độ yếu/kém, một số năng lực chiếm tỷ lệ khá cao, có nội dung đến 35,6 % nhƣ kỹ năng thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm môn học. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng phù hợp để nâng cao năng lực cho đội ngũ này.

Có sự khác biệt giữa đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV về các năng lực dạy học của GV tiểu học thành phố Yên Bái đáp ứng yêu cầu chƣơng trình GDPT 2018 của GV (xem phụ lục 4.1). Số ý kiến đánh giá mức tốt các

thành phần của năng lực hầu hết ở GV đạt tỉ lệ cao hơn so với CBQL. Theo chúng tôi, sự khác biệt về nhận thức, về vị trí công tác giữa CBQL và GV đã tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng nưng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)