Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum)

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 131 - 132)

Một diễn đạt chính thức khác về học thuyết căn bản của Giáo Hội Cơng Giáo được tìm thấy trong hiến chế tín lý này. Hiến chế tiếp tục hướng dẫn và khuyến khích các học giả Kinh Thánh mà sự khích lệ ấy đã được khởi sự từ thời Ðức Giáo Hồng Piơ XII với thông điệp Divino Afflante Spiritu. Hiến chế này cổ võ việc sử dụng các phương pháp hiện đại để chú giải Kinh Thánh trong khi vẫn nhắc nhở các học giả rằng, quyết định sau cùng về giá trị của những khám phá mới thì tùy thuộc ở đức giáo hồng và các giám mục, là những người tạo thành huấn quyền (magisterium) của Giáo Hội Công Giáo.

Hiến chế này khẳng định rằng Thiên Chúa đã tiết lộ chân lý của Ngài qua lồi người, do đó Phúc Âm có thể coi như “lời của Chúa trong ngơn ngữ lồi người.” Hiến chế này tóm lược sự hiểu biết của Công Giáo về cách chuyển trao và loan truyền chân lý của Thiên Chúa trong Giáo Hội. Hiến chế giải thích rằng, trong khi chỉ có một nguồn mặc khải, là chính Thiên Chúa, chân lý của Ngài đến với Giáo Hội qua các nguồn hợp nhất và phụ thuộc lẫn nhau, đó là Kinh Thánh, truyền thống thánh, và magisterium, là một tôi trung của lời Chúa — bởi lắng nghe, gìn giữ và giảng dạy lời ấy một cách trung tín.

Sau khi nhìn lại Cựu Ước và Tân Ước, hiến chế chấm dứt với một chương về “Kinh Thánh trong Ðời Sống Giáo Hội” nhằm cổ vũ mọi người Công Giáo, nhất là linh mục và tu sĩ nam nữ, hãy nghiên cứu và đọc Phúc Âm cách kiên trì, “đắm chìm trong Phúc Âm bởi việc kiên trì học hỏi một cách sùng kính và chuyên cần nghiên cứu.”

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)