Đức Giáo Hồng Bênêđích XVI (200 5 2013)

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 149 - 153)

Là Trưởng Thánh Bộ Tín Lý trong gần hai mươi bốn năm, Đức Joseph Ratzinger sinh ở Đức và nổi tiếng là người chú tâm đến chân lý (và bảo vệ chân lý). Sự phục vụ của người ngay lúc khởi đầu đời sống linh mục thì trong lãnh vực thần học, và người là cố vấn thần học cho Đức Hồng Y Joseph Frings ở Cologne trong Công Đồng Vatican II. Người đồng sáng lập một tờ tạp chí thần học “cấp tiến”,

Concilium, nhưng khi tờ này bắt đầu tách khỏi những gì người nghĩ là giáo huấn

đích thực của Cơng Giáo, người đã từ bỏ và hỗ trợ một tạp chí mới, Communio. Người bắt đầu nổi tiếng vì những sáng tác thâm trầm của người, nhất là cuốn

Introduction to Christianity (Dẫn Nhập Kitô Giáo - 1968) và Eschatology: Death and Eternal Life (Cánh Chung Luận: sự Chết và sự Sống Đời Đời — 1977).

Tuy Đức Joseph Ratzinger dành toàn thể cuộc đời linh mục như một thần học gia, ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm người vào chức vụ tổng giám mục của Munich năm 1977 và còn đặt người là hồng y. Là một chủ chăn nổi tiếng là một thần học gia tuyệt sắc và là người biết lắng nghe và hợp tác, một cách tự nhiên người được ĐGH Gioan Phaolô II chọn vào chức vụ trưởng thánh bộ tín lý, nơi người phục vụ một cách lỗi lạc. Bản chất của thánh bộ này kéo theo những hành động mạnh mẽ để bảo vệ đức tin, như Đức Joseph Ratzinger đã thi hành đối với thần học giải phóng trong thập niên 1980 và một số điều tra các bài viết của các thần học gia làm nguy hại đến đức tin Công Giáo. Việc trình bày

Đức Joseph Ratzinger như một “người canh giữ” hay “người củng cố” giáo lý cách cứng rắn thì bất cơng, và các hồng y đã cho thấy sự tơn trọng của họ khi chọn người làm giáo hồng năm 2005.

Khi lấy tên Bênêđích, Đức Joseph Ratzinger cho thấy ao ước của người là duy trì và khơi phục văn hóa Tây Phương, như Thánh Bênêđích đã thi hành. Trong cái nhìn của người, thách đố lớn lao nhất đối với Tây Phương là “sự độc đốn của thuyết tương đối”, mà nó từ chối sự hiện diện của một trật tự luân lý khách quan và chân lý khách quan.

Trong bài giảng đầu tiên là giáo hồng, ĐGH Bênêđích bày tỏ sự quyết tâm thực hiện trọn vẹn và trung thực với giáo huấn của Công Đồng Vatican II như ĐGH Gioan Phaolô II đã thi hành một cách cần mẫn. Người nói rằng “quyết tâm chính” của người là phục hồi sự đồn kết Kitơ Giáo, sự đồn kết mà Đại Diện Chúa Kitô phải làm việc không ngừng nghỉ.

Nếu ĐGH Bênêđích tìm cách dậy dỗ và bảo vệ chân lý, thật hiển nhiên là người ao ước thi hành việc đó với bác ái và qua sự đối thoại kiên nhẫn, thay vì những tranh luận và kết án nghiệt ngã. Hai thông điệp đầu tiên của người là về tình yêu (nhất là, Deus Caritas Est [Thiên Chúa là Tình Yêu]) và về hy vọng (Spe

Salvi). Trong chuyến tông du đầu tiên, hy vọng là tâm điểm thông điệp của

người, tập trung đến niềm hy vọng sau cùng và chắc chắn mà chúng ta tìm thấy nơi Chúa Giêsu và phúc âm của Người. Sự sợ hãi đầy dẫy trong thế giới phải nhường chỗ cho niềm hy vọng của những ai tin vào Thiên Chúa. Ở Hoa Kỳ người nói về một “Pentecost mới” và một “mùa xuân mới trong Thần Khí” cho Mỹ Châu, nếu Kitơ Hữu cầu xin và sống với lòng khao khát được Chúa Thánh Thần ngự đến.

Những ảnh hưởng của ĐGH Bênêđích thì lan xa. Người đã phát hành hơn năm mươi cuốn sách, và ngay cả khi là giáo hoàng người phát hành cuốn Jesus of

Nazareth (Đức Giêsu ở Nagiarét), là cuốn mẫu mực cho các thần học gia về cách

trình bày đức tin của Giáo Hội qua nguồn Kinh Thánh uyên thâm.

ĐGH Bênêđích dường như sẽ tiếp tục các nỗ lực để đưa phụ nữ vào các vai trị tích cực trong Giáo Hội và để cổ vũ sự mỹ miều và trang trọng của phụng vụ. Khi ĐGH Gioan Phalô II từ trần chỉ vài tháng trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới được dự trù ở Cologne, nước Đức, ĐGH Bênêđích đã khơng bỏ lỡ cơ hội tham dự biến cố vĩ đại này, được tổ chức ngay trên quê hương của người. Đức Bênêđích tiếp tục khích lệ việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tỉ như năm 2008 ở Úc. Trong bài diễn văn này, cũng như nhiều bài khác, ĐGH Bênêđích nhấn mạnh rằng Đức Giêsu Kitơ là nguồn mạch hy vọng của chúng ta: hy vọng của nhân loại và của từng người. Người còn lên tiếng hỗ trợ các phong trào mới trong giáo hội, mà người đã nói vào năm 1985 là “điều tràn trề hy vọng ở mức độ Giáo Hội hoàn vũ…như một mùa pentecost trong Giáo Hội.” Người đã tổ chức một đại hội quốc tế cho các phong trào này tại Pentecost 2006, cũng như ĐGH

Gioan Phaolô II đã làm tại Pentecost 1998.

Triều đại ĐGH Bênêđích khơng phải là khơng có thử thách. Vơ tình người đã tạo ra một thách đố khi trong bài diễn văn ở Đại Học Regensburg, người ám chỉ đến những khó khăn về niềm tin và cách sống đạo của Hồi Giáo. Tuy lúc đầu những tương giao giữa Cơng Giáo và Hồi Giáo có căng thẳng trong một số vùng, sau cùng sự kiện này đã mở ra và cổ vũ việc đối thoại chân thành, là điều thiết yếu cho những tương giao liên tơn đích thực. Tuy thế, biến cố này báo hiệu rằng những tương quan giữa người tín hữu Kitơ và Hồi Giáo, cũng như những tương giao giữa các tôn giáo trên thế giới, sẽ là một lãnh vực đòi hỏi nhiều sự cầu nguyện và nhậy cảm trong thế kỷ hai mươi mốt.

Giáo Hội không thể thay đổi sự quyết tâm với sứ mệnh đã được chính Đức Kitơ trao phó, để làm chứng cho phúc âm một cách không mệt mỏi và can đảm, “khi hợp thời hay không hợp thời” (x. Timôtê 4:2). “Việc truyền bá mới” này như

ĐGH Gioan Phalô II đã gọi, bao gồm việc làm chứng cho những ai chưa được nghe và chưa tin vào phúc âm của Chúa Kitô (mà họ khoảng hai phần ba dân số thế giới) và cả những ai trong các quốc gia Kitô Giáo (kể cả Công Giáo), họ cần được nghe và trân quý phúc âm một cách mới mẻ (được “tái phúc âm hóa”).

ĐGH Bênêđích XVI mừng sinh nhật thứ tám mươi vào năm 2008, người từng là một chứng nhân hăng say cho sức mạnh của phúc âm Chúa Kitô và chân lý của Người trong thế gian. Người tiếp tục một chuỗi giáo hoàng gương mẫu của thế kỷ mười chín và hai mươi. Người Cơng Giáo chỉ có thể cảm ơn Thiên Chúa vì những ơn lành của các vị lãnh đạo này, trong các vị ấy, Chúa Kitô, Mục Tử Nhân Lành, được thấy (qua đức tin) đang dẫn dắt Giáo Hội tiến bước cho đến khi hoàn tất vương quốc của Người. Tạ ơn Chúa!

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)