Ðức Giáo Hồng Gioan Phaolơ II (1978)

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 146 - 149)

Sau cái chết đột ngột của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolơ I, mới ba mươi ba ngày làm giáo hồng, các vị hồng y lại phải gặp gỡ nhau để tuyển chọn vị giáo hồng đầu tiên khơng phải là người Ý kể từ năm 1522, đó là Ðức Hồng Y Karol Wojtyla, tổng giám mục của Krakow, Ba Lan. Người cũng là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ quốc gia dưới sự thống trị của cộng sản. Triều đại giáo hoàng của người là triều đại thứ ba lâu nhất trong lịch sử. Ảnh hưởng của triều đại này thật sâu đậm đến độ nhiều người đặt tên cho người là “Gioan Phaolô Cả” - một danh xưng mà thời gian có thể minh chứng.

Ngay khi mở đầu triều đại giáo hồng, Đức Gioan Phaolơ II đã mời gọi thế giới hãy loại bỏ sự sợ hãi và hãy “mở rộng cửa cho Chúa Kitơ.” Vị giáo hồng truyền giáo này đã đi đến mọi ngõ ngách của trái đất. Được ước lượng rằng những chuyến thánh du của người tương đương với ba lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng (trên bảy trăm ngàn dặm) và không ai trong lịch sử đã nói chuyện với rất nhiều người như thế — hàng trăm triệu — đích thân hay qua truyền thông, trong nhiều khung cảnh văn hóa. Một sáng kiến của vị giáo hồng này là Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nơi hàng trăm ngàn người trẻ bị thu hút bởi tính cởi mở và thân thiện của ĐGH Gioan Phaolô II cũng như thông điệp của người tràn đầy hy vọng và khích lệ trong Chúa Giêsu Kitơ.

ĐGH Gioan Phalơ II cũng có sức thuyết phục trong những giảng dậy. Người là triết gia có hạng như được minh chứng trong các tác phẩm của người The Acting Person (1969) và Love and Responsibility (1960). Người có thể chuyển biến các ý niệm thâm trầm thành sự giảng dậy mục vụ thực tế, như trong “thần học về thân xác” của người. Chìa khóa để hiểu tư tưởng của người là phẩm giá của con

người, một ý niệm mà nó ở tâm điểm của phong trào phị-sự-sống và mọi giáo huấn xã hội của Công Giáo.

Khi là giám mục trẻ Karol Wojtyla đã được tham dự Công Đồng Vatican II, mà nó đã ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời và hoạt động của người. Khi là giáo hoàng người nhìn thấy nhiệm vụ chính của người là thi hành Công Đồng Vatican II một cách trọn vẹn và trung tín, mà người gọi cơng đồng ấy là “ơn sủng lớn lao ban cho Giáo Hội trong thế kỷ hai mươi” và là một “la bàn vững chắc” để dẫn dắt Giáo Hội khi đi vào thiên niên kỷ thứ ba. Người cho phép phát hành sách giáo lý phổ quát (lần đầu được phát hành năm 1992) để trình bày học thuyết Cơng Giáo theo cơng đồng này. Người triệu tập các thượng hội đồng giám mục để thảo luận về việc triển khai thực hiện công đồng trong nhiều lãnh vực, cũng như giải quyết các lưu tâm mục vụ khác, và người đã viết các tông thư về những đề tài quan trọng, tỉ như phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (Mulieris Dignitatem).

Trong mười bốn thông điệp của ĐGH Gioan Phalô II, một số phản ánh những lưu tâm của công đồng, tỉ như sự cổ vũ công bằng xã hội, đại kết và hoạt động truyền giáo. Trong một số lãnh vực này đã có sự tiến bộ trong triều đại của người, như vào năm 1997 “Tun Bố Chung về Cơng Chính Hóa” đã được tán thành bởi World Lutheran Federation và cả Giáo Hội Công Giáo. Các thông điệp

khác phản ánh đức tin và linh đạo sâu xa của đức giáo hoàng, tỉ như thơng điệp về lịng thương xót của Chúa (Dives in Misericordia; người còn tuyên thánh cho Chị Faustina Kowalska, “vị thánh của lòng thương xót Chúa”), về Đức Maria (Redemptoris Mater; châm ngơn riêng của người là Totus Tuus, (Hồn toàn thuộc

về Mẹ Maria) và về Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia).

Đức Gioan Phaolô II là một nhà lãnh đạo dứt khốt, người khơng sợ công bố và sống thông điệp về hịa bình và hịa giải. Nhiều quan sát viên cho rằng sự xụp đổ của Xô Viết trong sự thống trị Đơng Âu năm 1989, tối thiểu một phần là vì ảnh hưởng luân lý và tài ngoại giao của người. Năm 1979, lần đầu tiên người về

thăm quê nhà khi là giáo hoàng, và người liên tục hỗ trợ phong trào bất bạo động của công nhân ở Ba Lan, do Lech Walesa lãnh đạo, ông được giải thưởng Nobel Hịa Bình.

Đức Gioan Phalơ II đã mời các đại diện của các tôn giáo lớn trên thế giới đến Assisi năm 1986 trong Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hịa Bình. Người xin tha thứ các lỗi lầm của Giáo Hội Công Giáo, trong quá khứ và hiện tại, nhất là trong cực điểm triều đại của người — “Đại Năm Thánh” kỷ niệm việc giáng lâm của Chúa Giêsu Kitô hai ngàn năm trước. Chính Đức Gioan Phaolơ II đã làm gương tha thứ khi người đến thăm và tha thứ cho Mehmet Ali Agca, là thủ phạm đã ám sát hụt người vào năm 1981.

Thế giới ở thế kỷ hai mươi mốt là một nơi khó khăn và hiểm nghèo. ĐGH Gioan Phaolô II đã dùng chân lý để đương đầu với sự mơ hồ, lòng bác ái với sự chia rẽ và đức tin và đức cậy chống lại sự sợ hãi. Người kêu gọi Giáo Hội hãy trở nên thánh thiện qua sự cầu nguyện, như được minh họa bởi Thánh Têrêsa ở Calcutta.

Khi Đức Gioan Phaolô II từ trần, vẫn còn nhiều thách đố chưa được giải quyết, tỉ như những cáo buộc các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, nhất là ở Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, Giáo Hội vẫn phải đối diện với sự khước từ các quyền lợi và các quyền tự do trong nhiều quốc gia và ngay cả sự chống đối của dân quân và có tổ chức. Ở những nơi khác, nhất là ở Tây Phương, việc sa sút sống đức tin và hoang mang về ý nghĩa đức tin hướng đến một nhu cầu cần canh tân hoặc một sự phục hồi và hướng dẫn rõ ràng về sự canh tân mà Công Đồng Vatican II đã mời gọi cũng như cần các giáo hồng tìm cách thi hành. Chắc chắn thời gian đã chín mùi cho việc “truyền bá mới” — sự công bố phúc âm của Chúa Giêsu Kitô cho thế giới với sự hăng say được đổi mới — do Đức Gioan Phaolô II mời gọi.

trưởng Thánh Bộ Tín Lý năm 1981. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger tiếp tục việc hướng dẫn Giáo Hội Công Giáo với tư cách người kế vị kế tiếp của Thánh Phêrô. Người sẽ thi hành công việc này với sự can đảm và hy vọng rằng có đặc tính của người bạn thân là Karol Wojtyla, mà trong năm 2001 người đã thúc giục Giáo Hội hãy lắng nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu là “hãy thả lưới chỗ nước sâu” (Duc in Altum!) — vào đại dương mênh mông của thiên niên kỷ mới.

Một phần của tài liệu LichSuGiaoHoiCongGiao-AS (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)