Sắc lệnh này thực sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong sự tương giao giữa Công Giáo và các giáo phái Kitô Giáo khác. Gạt bỏ mọi tự hào chiến thắng của quá khứ, Giáo Hội Công Giáo công khai thú nhận là có góp phần trong lỗi lầm chia cắt Kitơ Giáo. Văn kiện khẳng định rằng người Công Giáo phải coi các Kitô Hữu khác như anh chị em trong Ðức Kitô, dù họ khác biệt trong niềm tin và cách thờ phượng. Sắc lệnh cũng nhìn đến một số khác biệt đã chia cắt Cơng Giáo với Tin Lành và Chính Thống Giáo, nhưng nhấn mạnh đến các điều tin tưởng chung.
Trong chương “Các Nguyên Tắc Hợp Nhất của Công Giáo,” một số hướng dẫn thực tế được đưa ra cho người Công Giáo khi họ tham dự các sinh hoạt hợp nhất, tìm cách kết hợp với các Kitô Hữu khác. Người Công Giáo được khuyến khích hãy khởi xướng việc xây dựng sự hợp nhất với Kitô Hữu khác. Nhưng hãy thận trọng, tránh một “thái độ hịa giải lầm lạc” — đó là khi quên đi các khác biệt thực sự đã chia cách Kitô Giáo hoặc cho rằng đức tin Công Giáo là lầm lạc để đi đến sự hợp nhất. Thí dụ, sắc lệnh này khẳng định rằng chỉ có Giáo Hội Cơng Giáo mới có đầy đủ ơn cứu chuộc mà Ðức Giêsu Kitô đã đem xuống cho lồi người. Người Cơng Giáo cũng không tin vào việc rước lễ chung với các Kitô Hữu khác cho đến khi có sự hiệp thơng trọn vẹn (tuy nhiên các giám mục có thể ban cho ngoại trừ về vấn đề này). Mặc dù người Công Giáo không muốn nêu lên các điều tin tưởng này trong vấn đề hợp nhất, họ cũng không được chối bỏ hoặc
tương nhượng các tín điều ấy. Sắc Lệnh Hợp Nhất cho rằng sự hợp nhất đích thực được dựa trên chân lý. Ðiều này có nghĩa mọi Kitơ Hữu phải tiếp tục trung thành với điều họ thực sự tin tưởng, tín thác vào ơn của Chúa và sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần để đem họ lại với nhau như ý Chúa muốn. Cho đến khi sự hợp nhất trọn vẹn được thể hiện, sắc lệnh khuyến khích người Cơng Giáo hãy kết hợp với Kitô Hữu khác trong sự phục vụ, trong việc cầu nguyện chung, và chia sẻ đời sống Kitô Hữu trong các phương cách khác nhau, tất cả nhằm đề cao sự hợp nhất của dân Chúa.