Thực trạng công tác kiểm soát chi chương trình MTQG Giảm nghèo gia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi chương trình MTQG Giảm nghèo gia

đoạn 2017-2019 qua KBNN Thái Nguyên

3.3.1. Khái quát về chương trình MTQG Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

a. Về số lượng dự án và nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG Giảm nghèo

Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nên rất coi trọng

Văn phòng Phòng Tài vụ Quản trị Phó Giám đốc Phó Giám đốc Giám đốc Phòng Kiểm soát chi Phòng Thanh tra Kiểm tra KBNN Đồng Hỷ KBNN Nhai KBNN Sông Công KBNN Phú Lương KBNN Phổ Yên KBNN Đại Từ KBNN Định Hóa KBNN Phú Bình Phòng Kế toán Nhà nước

54

tình hình phát triển kinh tế xã hội, giúp nhân dân cải thiện thu nhập và cuộc sống. Tính đến năm 2019, với dân số sống ở nông thôn là 876.484 người (68,1%) và nguồn lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 62.8% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019) cho thấy, chính quyền địa phương đưa ra nhiều hơn nữa các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp đỡ người dân, nâng cao dân trí và thu nhập, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao ở các huyện trong tỉnh. CTMTQG Giảm nghèo là một chương trình trọng điểm của Nhà nước, với mong muốn trợ giúp đắc lực để người dân nông thôn được tiếp cận với các điều kiện phát triển mọi mặt. Do đó, hàng năm Nnhà nước đầu tư các dự án và nguồn vốn cần thiết để trợ giúp cho người dân các tỉnh để phát triển nông nghiệp.

Về quy mô dự án tăng hàng năm và tăng rất nhanh, năm 2017 có 65 dự án; năm 2018 có 78 dự án, tăng thêm 13 dự án, tăng tương ứng là 20% so với năm 2017; năm 2019 có 115 dự án, tăng thêm 37 dự án, tăng tương ứng là 47,44%. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số dự án qua 3 năm 2017-2019 là 1,33%. Con số này phản ánh sự nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đẩy nhanh quá trình Giảm nghèo.

Về quy mô số vốn thực hiện chương trình MTQG về Giảm nghèo được thanh toán qua KBNN Thái Nguyên tăng hàng năm. Năm 2017 quy mô vốn là 39.150 triệu đồng, năm 2018 quy mô vốn là 52.000 triệu đồng, tăng thêm 12.850 triệu đồng, tương ứng tăng 32,82% so với năm 2017; năm 2019 tăng quy mô vốn là 74.135 triệu đồng, tăng thêm 22.315 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 42,91% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn thanh toán chương trình MTQG về Giảm nghèo đạt 1,38%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy NSNN và địa phương tập trung cho các xã về đích sớm trong Giảm nghèo.

Về tỷ lệ thanh toán CTMTQG về Giảm nghèo so với tổng chi CTMTQG về Giảm nghèo và mục tiêu khác thay đổi hàng năm. Năm 2017 tỷ lệ này chiếm 5,48%, năm 2018 tỷ lệ này giảm còn 4,63% giảm 0,85 % so với

55

năm 2017; năm 2019 tỷ lệ này là 9,27%, tăng mạnh thêm 4,64% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân về tỷ lệ thanh toán vốn so với tổng chi chương trình MTQG là 1,3%.

Bảng 3.2: Quy mô dự án và nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên qua KBNN Thái Nguyên

Tiêu chí ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Số dự án Dự án 65 78 115 13 20,00 37 47,44 1,33 Số vốn thanh toán chương trình MQTG về Giảm nghèo qua KBNN Tr.đ 39.150 52.000 74.315 12.850 32,82 22.315 42,91 1,38 Tổng chi CTMTQG và mục tiêu khác Tr.đ 714.200 1.124.200 802.100 410.000 57,41 -322.100 -28,65 1,06 Tỷ lệ vốn thanh toán CTMTQG về Giảm nghèo so với Tổng chi TMTQG về Giảm nghèo và mục tiêu khác % 5,48 4,63 9,27 -0,85 -15,51 4, 64 100,22 1,3

(Nguồn: Phòng kiểm soát chi-KBNN Thái Nguyên)

Như vậy, cả quy mô số lượng dự án và quy mô vốn cho phát triển chương trình MTQG về Giảm nghèo tăng nhanh chóng, cho thấy sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong quá trình cải thiện mọi mặt đời sống

76

Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình

lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trường hợp Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán trước.

Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi đầu tư xem xét, ký

duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.

Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ thanh toán thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận thanh toán của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.

Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao

gồm: Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 02 ngày làm việc)

Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy sau đó trình Kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.

77

Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.

Bước 6: Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút

vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.

Phòng Kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, (02 liên giấy rút vốn đầu tư trường hợp thu 2% thuế GTGT và làm thủ tục khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư.

Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.

(Thời gian thực hiện các bước 5,6 là 01 ngày làm việc).

d. Kết quả quyết toán chi

Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách Nhà nước. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá các khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị, để xác nhận (chuẩn y) các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ Nhà nước quy định. Công tác này làm chặt chẽ có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ chính sách tài chính phát sinh. Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc các báo cáo quyết toán của các đơn vị cơ sở giúp cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm được đầy đủ và chính xác.

78

Bảng 3.9: Tình hình quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo qua KBNN Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % 1. Về số dự án Tổng số dự án Dự án 65 78 115 13 20,00 37 47,44 1,33 Số dự án từ

chối thanh toán Dự án 23 17 16 -6 -26,09 -1 -5,88 0,83 Tỷ lệ dự án từ

chối thanh toán % 35,38 21,79 13,91 -13,59 -38,41 -7,88 -36,16 0,63

2. Về số tiền thanh toán

Số tiền thanh toán Tr.đ 39.150 52.000 74.315 12.850 32,82 22.315 42,91 1,38 Số tiền từ chối

thanh toán Tr.đ 1.150 1.530 890 380 33,04 -640 -41,83 0,88 Tỷ lệ số tiền từ

chối thanh toán % 2,94 2,94 1,2 0 0 -1,74 -59,18 0,64

(Nguồn: Phòng KSC-KBNN Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Qua bảng số liệu 3.9 nhận thấy phần lớn hồ sơ sau thực hiện kiểm soát chi về nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG về Giảm nghèo cho thấy, tỷ lệ hồ sơ từ chối thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2017 tỷ lệ từ chối 35,38%; năm 2018 tỷ lệ từ chối là 21,79%, giảm 13,59% so với năm 2017; năm 2019 giảm còn 13,91%, giảm 7,88% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân các dự án từ chối thanh toán cả giai đoạn từ 2017-2019 đạt 0,83%. Về số tiền thanh toán, tỷ lệ số tiền từ chối thanh toán chiếm tỷ lệ nhỏ và xu thế giảm dần qua các năm. Năm 2017, 2018 tỷ lệ từ chối là 2,94%,

79

năm 2019 tỷ lệ từ chối là 1,2%, giảm 1,74% so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân số tiền từ chối thanh toán cả giai đoạn từ 2017-2019 đạt 0,88%. Qua đây có thể phản ánh các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã phối hợp tốt với cán bộ KSC tại KBNN Thái Nguyên ngay từ khâu lập, thẩm định, hồ sơ, hóa đơn, chứng từ cho các chủ đâu tư, ban quản lý dự án đã kĩ lưỡng, nhưng hồ sơ từ chối thanh toán còn tồn tại vì một số lý do như thời gian gửi hồ sơ thanh toán quá muộn, hồ sơ bị sai hóa đơn, chứng từ; thiếu hợp đồng của bên thứ ba,…Tuy nhiên công tác KSC đã làm tương tối tốt, hạn chế số lượng hồ sơ sai trong các chương trình Giảm nghèo bằng vốn NSNN được kiểm soát qua KBNN Thái Nguyên.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo qua KBNN Thái Nguyên Giảm nghèo qua KBNN Thái Nguyên

3.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

a. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương năm 2019

* Về kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng là 15,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,2%; khu vực dịch vụ chiếm 33%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,2%, thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/người/năm.

* Về xã hội: dân số trên địa bàn trên 1,286 triệu người, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 31,9%, dân số khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Trên địa bàn có nhiều dự án đầu tư, đi vào hoạt động và thu hút số lượng lớn lao động phổ thông, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm chủ yếu. Năm 2019 giải quyết được 21,5 nghìn người có việc làm, tạo việc làm tăng thêm là 15 nghìn người.

* Ảnh hưởng của điều kiện phát triển KT-XH đến quá trình thực hiện Chương trình MTQG về Giảm nghèo

Những thuận lợi:

- Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước từng bước phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nước.

80

- Chương trình Giảm nghèo được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm đầu tư và hướng dẫn thực hiện.

Những khó khăn:

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế.

- Thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, xu hướng bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung ...

- Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao.

- Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, một số người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình.

Như vậy với thuận lợi và khó khăn trên đều ảnh hưởng đến chất lượng dự án triển khai chấp hành chi và dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo năm sau. Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ KSC cho chương trình sẽ có nhiều khó khăn do chương trình thực hiện trong nhiều thời gian, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án sẽ phải nỗ lực rất nhiều khi đối diện với những thách thức của ngành nông nghiệp-một trong những vấn đề của chương trình MTQG Giảm nghèo.

b. Phương thức quản lý NSNN về vốn CTMTQG Giảm nghèo:

81

bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán NSNN, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước.

Bảng 3.10: Đánh giá của chủ đầu tư về tính công khai minh bạch trong phương thức quản lý NSNN về vốn chương trình MTQG Giảm nghèo

TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1

Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về Giảm nghèo từ KBNN đều được thông tin một cách cụ thể, chính xác cho CĐT

4,31 10,34 19,83 27,59 37,93 3,84

2

Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về Giảm nghèo từ KBNN đều thể hiện tính chính xác, công bằng, có căn cứ 3,45 8,62 24,14 31,9 31,9 3,8 3 KBNN sẵn sàng giải quyết những thắc mắc từ phía CĐT một cách thỏa đáng 10,34 16,38 26,72 27,59 18,1 3,24 = 3,63

(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2019)

Kết quả khảo sát 116 chủ đầu tư về tính công khai minh bạch trong phương thức quản lý NSNN về vốn chương trình MTQG Giảm nghèo cho điểm trung bình đạt X = 3,63, xếp loại khá. Trong đó tiêu chí “Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về Giảm nghèo từ KBNN đều được thông tin một cách cụ thể, chính xác cho CĐT” đạt 3,84 điểm. Do chức

82

năng và nhiệm vụ của KBNN Thái Nguyên thực hiện chi NSNN với mục tiêu giúp Nhà nước, Chính phủ giải ngân vốn chương trình nên KBNN thường xuyên đưa ra văn bản hướng dẫn CĐT như gửi email hoặc chuyển fax, các thông tin thay đổi từ Luật NSNN, Bộ Tài chính đều được CĐT nắm được. Tiêu chí “KBNN sẵn sàng giải quyết những thắc mắc từ phía CĐT một cách thỏa đáng” chỉ đạt 3,24 điểm, xếp thấp nhất; nguyên nhân là do lượng văn bản hướng dẫn nhiều, đôi khi cán bộ kho bạc không kịp cập nhật và hiểu chính xác nên giải thích cho CĐT còn hạn chế; điều này làm cho CĐT đi lại nhiều lần để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nhìn chung KBNN Thái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 64)