Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc chương trình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc chương trình

từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi KBNN hoàn thành thủ tục thanh toán cho khách hàng, cụ thể:

+ Đối với khoản tạm ứng hoặc thanh toán (không phải thanh toán lần cuối) thì thời gian xử lý của KBNN không quá 02 ngày làm việc

+ Đối với hồ sơ thanh toán lần cuối (hoặc thanh toán 01 lần cho bộ hợp đồng) thì thời gian xử lý của KBNN không quá 07 ngày làm việc

- Tổ chức thực hiện giao dịch một cửa: thực hiện theo mô hình “một cửa một giao dịch viên”, cán bộ KSC đồng thời là cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

4.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc chương trình MTQG Giảm nghèo MTQG Giảm nghèo

102

theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện chi NS. Dự toán chi CTMTQG chính là một loại dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi NS một cách khoa học và hợp lý, giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc CTMTQG Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là:

- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NS: quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng, thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

- Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán, xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Đổi mới về quyết định dự toán NS, quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối NS địa phương. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN, cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán NS cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.

103

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 112 - 114)