Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 93 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

a. Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn CT MTQG Giảm nghèo

UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo quyết định số 48/2016/QĐ- TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ NS trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của NS địa phương thực hiện chương trình MTQG Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. [6]

83 * Về nguyên tắc:

Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Ưu tiên bố trí vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

* Quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối được NS (trừ tỉnh Quảng Ngãi): 100% nguồn vốn thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 từ NS địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn. Mức bố trí vốn tối thiểu bằng mức do trung ương hỗ trợ bình quân cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

84

theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định được phê duyệt của cấp có thẩm quyền vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương

- Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ NS trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối NS, các địa phương bố trí vốn từ NS địa phương hỗ trợ thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững theo mục tiêu kế hoạch hằng năm và 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó, ưu tiên vốn bố trí thêm nguồn vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các huyện nghèo, xã nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định tỷ lệ đối ứng từ NS địa phương:

- Các địa phương nhận hỗ trợ từ NS trung ương từ 70% trở lên: tùy thuộc vào khả năng cân đối NS địa phương, chủ động bố trí kinh phí và lồng ghép các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

- Các địa phương nhận hỗ trợ từ NS trung ương từ 50% - dưới 70%: hành năm, NS địa phương đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng NS trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.

- Các địa phương nhận hỗ trợ từ NS trung ương dưới 50%: hàng năm, NS địa phương đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng NS trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.

b. Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi

Tổ chức bộ máy kiểm soát cho NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản

85

lý ngân sách, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

Kết quả của 70 cán bộ kho bạc đánh giá cơ cấu về bộ máy quản lý kiểm soát chi tại KBNN Thái Nguyên đạt X = 3,69 xếp loại khá. Tiêu chí

“Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc” đạt 3,93 điểm, xếp loại cao nhất, hiện nay cơ cấu nhân sự của bộ phận KSC là 32 cán bộ, trong đó KBNN mỗi huyện, thị xã, thành phố được bố trí 2 cán bộ, cơ cấu này đảm bảo cho thực hiện KSC vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo. Tiêu chí “Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể” đạt 3,44 điểm, xếp điểm thấp nhất, lý do mặc dù số lượng bố trí 2 cán bộ làm KSC nhưng đồng thời 2 cán bộ này cũng thực hiện kiêm nhiệm cả công tác kế toán tại KBNN huyện, thị xã, thành phố, công việc cuối năm thanh toán với khối lượng công việc lớn nên chồng chéo thực hiện nhiệm vụ, gây khó khăn và áp lực cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

86

Bảng 3.11: Đánh giá cơ cấu về bộ máy quản lý kiểm soát chi tại KBNN Thái Nguyên TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1 Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý 10 15,71 17,14 30 27,14 3,49 2 Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể 7,14 18,57 18,57 34,29 21,43 3,44 3

Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc

4,29 7,14 17,14 34,29 37,14 3,93 4 Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân 5,71 12,86 14,29 34,29 32,86 3,76 5 Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN

4,29 11,43 17,14 28,57 38,57 3,86

= 3,69

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2019) c. Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi

87

về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì sự nghiệp an sinh xã hội mà ngành đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện công tác KSC nguồn vốn CTMTQG Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ KSC phụ trách, do đó mỗi cán bộ vừa phải là người theo dõi, giám sát quá trình vừa chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn cho chương trình MTQG Giảm nghèo.

Kết quả đánh giá về trình độ của cán bộ KSC tại KBNN Thái Nguyên được đánh giá từ CĐT và cán bộ tại KBNN Thái Nguyên với điểm trung bình X = 3,73 xếp loại khá.

Đối với đánh giá của chủ đầu tư về trình độ của cán bộ thực hiện KSC vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo, tiêu chí xếp thứ nhất là

“Nhân viên KBNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt” đạt 3,86 điểm. Theo kết quả thống kê năm 2019 của KBNN Thái Nguyên, cán bộ có trình độ chuyên môn đại học chiếm 77,84% (130/167 cán bộ có trình độ ĐH), trình độ trên ĐH chiếm 16.76% (28/167 cán bộ có trình độ trên ĐH), trình độ cao đẳng chiếm 5,38% (9/167 cán bộ có trình độ cao đẳng). Hàng năm tổ chức và cử công chức tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ công chức không ngừng được nâng cao; đồng thời từng bước cơ cấu, sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu biên chế được giao. Tiêu chí xếp điểm thấp nhất “Nhân viên KBNN sẵn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía CĐT” đạt 3,35 điểm, nguyên nhân của kết quả này, do khối lượng văn bản, thông tư hướng dẫn của KBNN trung ương và Bộ Tài chính thay đổi và ban hành quy định mới về thực hiện nguồn vốn CTMTQG về Giảm nghèo nên cán bộ KSC phải cập nhật và hiểu thông tin hướng dẫn cho

88

CĐT, đôi lúc còn chịu áp lực của khối lượng công việc lớn gây ra sự chậm trễ giải quyết và giải đáp cho CĐT.

Bảng 3.12: Đánh giá kết quả về trình độ của cán bộ KSC tại KBNN Thái Nguyên TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) Đánh giá của chủ đầu tư về nguồn nhân lực tại KBNN Thái Nguyên

1 Nhân viên KBNN có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ tốt 4,31 10,34 18,1 29,31 37,93 3,86

2

Nhân viên KBNN có kỹ năng làm việc nhanh chóng, chính xác

6,9 12,93 18,97 27,59 33,62 3,68

3 Nhân viên KBNN có thái độ

vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình 10,34 12,93 24,14 32,76 19,83 3,39

4

Nhân viên KBNN sẵn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía CĐT

10,34 18,1 20,69 27,59 23,28 3,35

Đánh giá của cán bộ tại KBNN Thái Nguyên

1 Cán bộ KBNN có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ tốt 4,29 15,71 21,43 30 28,57 3,63 2 Cán bộ KBNN thể hiện sự tận

tâm, chu đáo trong công việc 5,71 17,14 18,57 37,14 21,43 3,51 3 Cán bộ KBNN thể hiện tinh thần tự học tập nâng cao trình độ tốt 0 0 17,14 44,29 38,57 4,21 4 Cán bộ KBNN thể hiện thái độ lịch sự, thân thiện khi làm việc với chủ đầu tư

89 TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 5

Công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ KBNN được thực hiện một cách hiệu quả

4,29 11,43 14,29 31,43 38,57 3,89

= 3,76

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2019)

Đối với đánh giá của cán bộ KBNN Thái Nguyên, tiêu chí “Cán bộ KBNN thể hiện thái độ lịch sự, thân thiện khi làm việc với chủ đầu tư” đạt 4,31 điểm, xếp loại tốt. Tiêu chí “Cán bộ KBNN thể hiện sự tận tâm, chu đáo trong công việc” xếp điểm thấp nhất, đạt 3,51 điểm, xếp loại khá. Hiện nay KBNN Thái Nguyên ban hành tiêu chuẩn thực hiện công việc phục vụ hành chính công cho CĐT. KBNN Thái Nguyên thường xuyên cập nhật các thay đổi về cơ chế chính sách quy trình nghiệp vụ của KBNN vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 để công khai, minh bạch về hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết công việc và thực hiện thống nhất.

d. Ý thức chấp hành dự toán chi

Nhận thức chấp hành dự toán chi của các địa phương sử dụng nguồn vốn CTMTQG Giảm nghèo là nhân tố quyết định thiết yếu đến kết quả thực hiện tốt hay không và ở mức độ nào. Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách có khả năng thực thi trong thực tiễn cần phải có sự chấp hành tốt chính sách đó.

Kết quả điều tra về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong KSC về nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo đạt điểm trung bình X = 3,74 xếp loại khá. Trong đó tiêu chí “Kết quả kiểm tra, kiểm soát được

90

thông báo chi tiết tới cả nhân viên và lãnh đạo của KBNN tỉnh” đạt 3,9 điểm, kết quả kiểm tra, kiểm soát được gửi biên bản đến ban lãnh đạo kho bạc và tất cả các nhân viên thuộc các phòng, ban, KBNN huyện, thị xã, thành phố, và kết quả này được phản ánh trong báo cáo tình hình hoạt động của KBNN Thái Nguyên vào thời điểm cuối năm.

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong KSC về nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo

ĐVT: % TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1

Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong công tác chi được thực hiện nghiêm túc, công bằng

7,14 10 14,29 32,86 35,71 3,8

2

Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm NSNN

4,29 15,71 21,43 30 28,57 3,63

3

Các cán bộ kiểm tra có trình độ năng lực đảm bảo cho sự chính xác của hoạt động kiểm tra

5,71 15,71 20 34,29 24,29 3,56

4

Các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả

2,86 10 20 35,71 31,43 3,83

5

Kết quả kiểm tra, kiểm soát được thông báo chi tiết tới cả nhân viên và lãnh đạo của KBNN tỉnh

4,29 7,14 17,14 37,14 34,29 3,9

= 3,74

91

Tiêu chí “Các cán bộ kiểm tra có trình độ năng lực đảm bảo cho sự chính xác của hoạt động kiểm tra” đạt 3,56 điểm, xếp điểm thấp nhất, nguyên nhân là do, mỗi cán bộ được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí công việc KSC, tuy nhiên thẩm quyền của mỗi cán bộ KSC khác nhau, nhận thức giữa các cán bộ khác nhau cho nên khi thực hiện KSC còn hiện tượng một số cán bộ chủ quan, kiểm tra nhanh, không soát kỹ các hạng mục trong hồ sơ của CĐT, nên kết quả kiểm tra còn chưa chính xác cao. Nhìn chung, công tác kiểm tra giám sát đảm bảo theo yêu cầu của KBNN trung ương và văn bản quy định của Bộ tài chính.

e. Trang thiết bị, cơ sở vật chất trong kiểm soát chi

Với kết quả điều tra 70 khách hàng đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho X = 3,35, đạt loại khá. Trong đó, điểm đánh giá cao nhất là “Trang thiết bị phục vụ môi trường làm việc của nhân viên KBNN tỉnh là đẩy đủ” được 3,54 điểm. Cán bộ được bố trí làm việc tại các phòng ban riêng, được trang bị bàn ghế, máy vi tính, máy in, máy fax, bút, sổ, văn phòng phẩm để phục vụ cho công việc của mình.

92

Bảng 3.14: Đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất trong kiểm soát chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo

TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh là đầy đủ

12,86 17,14 21,43 28,57 20 3,26

2

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh là hiện đại

11,43 14,29 25,71 24,29 24,29 3,36

3

Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh làm việc ổn định, ít hỏng hóc

12,86 21,43 28,57 20 17,14 3,07

4

Trang thiết bị phục vụ môi trường làm việc của nhân viên KBNN tỉnh là đẩy đủ

7,14 15,71 20 30 27,14 3,54

5

Lãnh đạo KBNN thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho nhân viên KBNN tỉnh

8,57 14,29 17,14 35,71 24,29 3,53

= 3,35

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2019)

Tại KBNN Thái Nguyên đã thực hiện hỗ trợ công tác điều hành hệ thống thông qua “Mạng thông tin nội bộ Intranet” để có thể chuyển tải nhanh chóng thông tin hai chiều giữa tỉnh và huyện, góp phần thay đổi

93

phương thức, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm chi phí hoạt động của KBNN. Tiêu chí “Trang thiết bị thực hiện nghiệp vụ của nhân viên KBNN tỉnh làm việc ổn định, ít hỏng hóc” đạt 3,07 điểm xếp loại thấp nhất,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 93 - 104)