Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 111 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG

MTQG Giảm nghèo qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo Giảm nghèo

Thực hiện quy trình kiểm soát chi theo đúng quy định của Nhà nước là yêu cầu tất yếu của công tác chi nguồn vốn từ NSNN. Bởi lẽ, NSNN hàng năm được phân bổ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia và địa phương. Quy trình thực hiện theo hướng tinh gọn giúp cho khả năng giải quyết công việc KSC nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện thuận tiện cho Chủ đầu tư và đơn vị hưởng lợi, giải pháp cụ thể là:

- Do đặc thù công tác KSC nguồn vốn CTMTQG Giảm nghèo nên thực hiện quy trình một cửa trong kiểm soát chi vốn khác với cơ chế một cửa về hành chính chung của Chính phủ. Với đặc thù của tính chất nghiệp vụ của công tác kiểm soát chi, trong quá trình kiểm soát, cán bộ KSC cần trao đổi trực tiếp với khách hàng để làm rõ hơn các nội dung, tính chất khoản chi cũng như yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ, chứng từ kịp thời. Vì vậy khó tách người trực tiếp giải quyết công việc với khách hàng như quy định. Ngoài ra với các khoản chi tiền mặt thì yếu tố an toàn tiền của Nhà nước được đặt lên hàng đầu, cho nên việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn phải giao cho bộ phận kho quỹ tiền mặt thực hiện tại quầy lĩnh tiền mặt. Đối với khoản chi tiền mặt, khách hàng buộc phải đến 2 bộ phận giao dịch: bộ phận trả kết quả và bộ phận lĩnh tiền mặt.

- Về phạm vi áp dụng giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG Giảm nghèo, các đơn vị KBNN thuộc tỉnh gọi là KBNN huyện. Giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG Giảm nghèo cần tôn trọng nguyên tắc nhất định:

101

+ Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ; giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng;

+ Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi NS; trách nhiệm của cán bộ KBNN thực hiện KSC; thời hạn giải quyết công việc;

+ Nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng liên hệ với nhiều bộ phận;

+ Trường hợp thanh toán với các khoản cam kết chi, hồ sơ đã gửi khi cam kết chi, đã gửi khi thực hiện thanh toán.

- Trách nhiệm của cán bộ KBNN trong việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa: cán bộ KSC hướng dẫn, xem xét, theo dõi, thực hiện KSC hồ sơ của khách hàng; cán bộ kế toán xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán và thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định;

- Thời hạn giải quyết công việc: hiện nay đã có quy định theo hướng dẫn của KBNN trung ương, tuy nhiên đối với KBNN Thái Nguyên cần nêu cụ thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 111 - 112)