Những nghiên cứu liên quan đến cơ chế, chính sách về nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 33 - 34)

lực để phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam

Hội thảo quốc gia: “Đào tạo nguồn NL công nghệ thông tin và truyền thông theo yêu cầu xã hội” [8] đã phân tích cho thấy có 34 văn bản thỏa

thuận hợp tác được ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, 7 trường đại học, 3 trường cao đẳng và 31 DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nêu vấn đề trong 10 năm tới, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ đi đến đâu và đưa ra những giải pháp để biến các mục tiêu đó thành hiện thực.

Hội thảo quốc gia: “Đào tạo NL công nghệ cao theo nhu cầu xã hội” [9] do Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức để tìm kiếm giải pháp giúp các cơ sở đào tạo nhận thức sâu sắc hơn yêu cầu bức thiết phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng để từng bước đáp ứng yêu cầu của các DN, đơn vị sử dụng nguồn NL công nghệ cao.Các nhóm giải pháp được đề xuất đều nhàm vào nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn NL công nghệ cao trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, bài viết “Đào tạo nguồn NL công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên” [45] của tác giả Nguyễn Công Hào, khẳng định đào tạo nguồn NL công nghệ cao nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tình hình đào tạo nguồn NL công nghệ thông tin tại Đại học Huế trong thời gian qua và đưa ra một số định hướng nhằm tiếp tục đào tạo nguồn NL công nghệ thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w