Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 76 - 78)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Kể từ thập niên 1990, Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp NL về CNTT chất lượng cao cho thế giới. Để có nguồn NL CNTT chất lượng cao, Ấn Độ đã thành lập Hội DN Dịch vụ và Phần mềm (The Association of Software and Services companies - NASSCOM) có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển ngành CNTT quốc gia.

NASSCOM đã lập dự án phát triển nguồn NL quốc gia và chỉ ra rằng các nước có nhu cầu lao động CNTT của Ấn Độ là Mỹ, Nhật, Đức và Anh. Dự án dự đoán từ năm 1999-2008, Ấn Độ cần 2,2 triệu lao động CNTT, trong đó có 1,1 triệu lao động CNTT có bằng chính quy, trong khi hệ thống đào tạo chính quy lúc bấy giờ chỉ có thể cung cấp khoảng 1,06 triệu lao động (UN, 2001) [153].

Đáp ứng cho nhu cầu NL như dự báo, hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT được mở rộng gồm 2.579 đơn vị đào tạo chính quy và 2.300 đơn vị đào tạo phi chính quy (UN, 2001) [153]. Chính phủ Ấn Độ còn khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống đào tạo CNTT quốc gia. Đến năm 2008, Ấn Độ đã đào tạo được hơn 2 triệu lao động. Bên cạnh đó, chính phủ còn phân rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phát triển NL NDS:

Thứ nhất, Bộ Phát triển nguồn NL có trách nhiệm liên kết các bộ phận có liên quan trong hệ thống giáo dục để đào tạo CNTT.

Thứ hai, Bộ CNTT có trách nhiệm liên kết các DN với nhà trường trong việc đào tạo CNTT.

Thứ ba, Hội đồng Giáo dục công nghệ có trách nhiệm làm việc với các ban ngành để tư vấn, hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo CNTT.

Thứ tư, các trường có trách nhiệm quản lý chương trình đào tạo CNTT tại trường theo đúng định hướng của chính phủ.

Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT của Ấn Độ được mở rộng đã thật sự phát huy có hiệu quả trong việc đào tạo và phát triển NL CNTT Ấn Độ.

Để tránh tình trạng chảy máu chất xám, chính phủ Ấn Độ còn thực hiện chính sách di cư theo từng ngành, từng giai đoạn khác nhau để giữ được người giỏi. Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ còn khuyến khích phát triển các trung tâm CNTT của người nước ngoài tại Ấn Độ.

Chính vì những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ, cũng như chính sách phát triển công nghiệp phần mềm đã tạođiều kiện cho thị trường CNTT Ấn Độ phát triển mạnh. Kết quả, Ấn Độ không chỉ giữ được người giỏi tại quốc gia mà còn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong việc đào tạo và phát triển NL CNTT.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w