- Kết quả đạt được về thực tiễn
1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tạ
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả trên và đến hết năm 2019 tuy đã có một đội ngũ trên 60 nghìn người tham gia vào lĩnh vực CN NDS, nhưng nhu cầu NL của các DN NDS rất lớn và cấp bách do xu hướng phát triển nhanh của ngành CN này. Trong giai đoạn 2008-2018, việc đáp ứng NL NDS vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Nhìn chung, ngành CN NDS Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu hụt lớn NL cả về số lượng và chất lượng ở tất cả các lĩnh vực từ tra cứu thông tin, dữ liệu số, NDS giáo dục trực tuyến, phát triển NDS cho mạng di động, giải trí số, thương mại điện tử…
Về số lượng, ở Việt Nam hiện có hai nhánh NL trong ngành CN NDS bao gồm NL chuyên trách về lĩnh vực NDS và NL sản xuất NDS. Cả hai nhánh này đều trong tình trạng thiếu hụt NL. Nhân lực chuyên trách về lĩnh vực NDS còn thiếu về số lượng, và yếu kém về trình độ. Số người hiện tại đều lấy từ bên CNTT sang, phần lớn còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu và trình độ tiếng Anh. So với Hàn Quốc và Trung quốc, số lượng NL làm trò chơi điện tử của Việt Nam có tỷ lệ thấp. Nhu cầu đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn NL NDS, đặc biệt là NL tinh nhuệ, chất lượng cao hiện vẫn đang đặt ra.
Nhân lực sản xuất NDS còn mỏng và chưa chuyên sâu. Theo khảo sát của VietnamWorks về ngành CNTT ở Việt Nam, trong 3 năm (2011-2014), số lượng công việc trong ngành này đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này lại chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu tiếp tục tăng trưởng NL ở mức 8%, thì từ đây đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 NL ngành CNTT mỗi năm, và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500,000 NL CNTT, chiếm hơn 78% tổng số NL CNTT thị trường cần. Với mức tăng trưởng NL NDS trung bình giai đoạn 2008-
2018 là 6,6%/năm, thấp hơn so với tăng trưởng NL trong ngành CNTT thì sự thiếu hụt NL còn lớn hơn nữa [57].
Về chất lượng, phần lớn NL trong ngành CN NDS còn yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Theo báo cáo của Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT), chỉ có 28% sinh viên ngành CNTT ra trường làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề, còn 72% sinh viên phải đào tạo bổ sung ít nhất 3 tháng do không có kinh nghiệm thực hành, thiếu hiểu biết về lĩnh vực hành nghề, thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Ngoại ngữ đối với NL ngành CN NDS là một kỹ năng bắt buộc phải có, bởi đa số các tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm ứng dụng đều bằng tiếng Anh. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay là một đối tác đầu tư chiến lược lớn của nhiều quốc gia, đã hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
- một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, được kì vọng sẽ đem lại một thị trường khách hàng lớn hơn để CN NDS Việt Nam có thể tiếp cận. Người lao động phải có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực CN NDS là rất cần thiết. Thế nhưng, đây đang là vấn đề đáng phải quan tâm. Tuy không ít NL làm việc trong ngành đã có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh ở các mức độ khác nhau, nhưng số người đọc thông, viết thạo, giao tiếp được thì không nhiều.
Kỹ năng mềm luôn là điểm yếu của NL Việt Nam nói chung nhưng đặc biệt cần nhấn mạnh đối với ngành CN NDS. Những vị trí cao trong bậc thang sự nghiệp trong ngành này đều đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật. Ví dụ, vị trí Project Manager (Quản lý Dự án) đòi hỏi các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thuyết phục đối tác, quản lý thời gian và tiến độ, v.v… Điều này không phải người làm ngành CN NDS nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được.
Về cơ cấu, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của những ngành CN sáng tạo được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm xuất hiện nhu cầu mới về NL, đòi hỏi thay đổi cơ cấu NL. Những ngành CN này được dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật…, chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, về cơ bản cơ cấu NL theo lĩnh vực hoạt động trong ngành CN NDS vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể (ví dụ trên hình 3.7). Đây là những lực cản đối với yêu cầu phát triển ngành CNTT nói chung, CN NDS nói riêng ở Việt Nam.