Nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của nhân lực trong phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 149 - 152)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tạ

4.2.4. Nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của nhân lực trong phát triển ngành công nghiệp nội dung số

trong phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Công nghiệp NDS tuy xuất hiện phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội hiện đại ngày nay nhưng số đông dân cư chưa thực sự hiểu bản chất, ý nghĩa và các hoạt động thuộc phạm vi của lĩnh vực này.

khía cạnh xã hội, dịch vụ NDS cũng như mọi sản phẩm, dịch vụ khác đều có mặt tích cực và tiêu cực. Một số dịch vụ NDS nhạy cảm như mạng xã hội, trò chơi trực tuyến… thường nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm, thậm chí là các phản ứng chỉ trích, lên án, tẩy chay từ một bộ phận dân cư do các tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra như lan truyền và gia tăng bạo lực, có khả năng gây nghiện và tạo ra sự mất tập trung trong giới trẻ... Tuy thế, các dịch vụ NDS cũng mang lại rất nhiều tác dụng tích cực như tăng cường tính giải trí, phát triển và gắn kết cộng đồng, tăng cường trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, khả năng tính toán, thúc đẩy sự phát triển của não bộ cũng như tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tri thức vô biên của nhân loại một cách nhanh nhất, là công cụ làm quen với máy tính và phổ cập tin học.

khía cạnh kinh tế, CN NDS là ngành không hạn chế khả năng sáng tạo, có thể mang lại cơ hội việc làm rất lớn và thu nhập cao cho người lao động, thúc đẩy các hoạt động giao dịch của nền kinh tế, đem lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế. Chỉ riêng năm 2016, doanh thu CN phần mềm và NDS của Việt Nam đạt gần 3000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 58 triệu USD, tăng 20% so với năm 2015 [16]. Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nhân lực cho phát triển ngành CN NDS cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Về mục tiêu, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ quản lý các lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới ngành CN NDS; đội ngũ doanh nhân quản lý các doanh nghiệp; cộng đồng dân cư, đặc biệt là bộ phận học sinh, sinh viên

đang trong quá trình tham gia đào tạo nghề hiểu đúng vị trí, vai trò, tiềm năng phát triển của ngành CN NDS trong tương lai để từ đó định hướng cho xây dựng nhân lực cho ngành CN NDS.

Về chủ thể và cách thức tổ chức thực hiện:

Chính phủ cần thông qua các tổ chức độc lập tiến hành các cuộc khảo sát và đánh giá bài bản nhằm hình thành trong dư luận xã hội cái nhìn chính xác, công bằng hơn về lĩnh vực CN NDS, qua đó định hướng dư luận và góp phần hình thành chiến lược phát triển ngành một cách có hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể gây ra. Thông qua các biện pháp và hình thức tuyên truyền, giáo dục khác nhau, Đảng và Nhà nước cần làm cho toàn xã hội nhận thức được rằng: CN NDS là một ngành kinh tế mới, có hàm lượng tri thức cao; do đó có nhiều tiềm năng phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngành CN NDS đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, ít hao tốn tài nguyên, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân cần đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển ngành CN này thành một ngành kinh tế trọng điểm, nhất là trong công tác chuẩn bị đội ngũ NL chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay, Internet không còn quá xa lạ với người dân, đặc biệt là giới trẻ nhưng các Bộ ban ngành cần phối hợp để định hướng văn hóa sử dụng Internet cho các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền nhận thức của người dân về lợi ích của Internet và các sản phẩm, dịch vụ NDS; đẩy mạnh các chương trình đào tạo, hỗ trợ người dân, học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng dịch vụ Internet và các dịch vụ NDS một cách hiệu quả và hợp lý.

Chính phủ cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng Internet và các dịch vụ NDS ở các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giao

thông, y tế khám chữa bệnh, thư viện trực tuyến, ngân hàng... để thông qua đó, người dân thấy được những tiện ích mà loại hình dịch vụ này có thể mang lại cho đời sống xã hội, từ đó dần thay đổi nhận thức đối với các loại hình dịch vụ của ngành CN NDS. Cụ thể, khuyến khích, hỗ trợ các trường học khai thác tài nguyên Internet vào việc dạy và học, đồng thời tăng cường áp dụng các thí nghiệm ảo về vật lý - hóa học - sinh học, giáo án điện tử, các học liệu điện tử vào trong các môn học, chương trình đào tạo; đầu tư cho Thư viện quốc gia và một số thư viện lớn ở các thành phố trực thuộc Trung ương và các trường đại học xây dựng giải pháp thư viện số trực tuyến, số hóa sách, tài liệu để hình thành hệ thống thư viện số Việt Nam; tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking), bao gồm thanh toán điện tử, chuyển tiền qua mạng; mở hoặc đóng tài khoản, kiểm tra thông tin tài khoản qua mạng; tư vấn trực tuyến về các dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh qua mạng, trước hết là tại các bệnh viện công ở các thành phố lớn.

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT nói chung, CN NDS nói riêng cần tăng cường các hình thức giới thiệu, tuyên truyền về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm trong lĩnh vực CN NDS tới học sinh, sinh viên trong cả nước, tạo cơ hội trải nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu NDS để từ đó lôi cuốn thế hệ trẻ tham gia vào ngành CN NDS, góp phần chuẩn bị NL cho sự phát triển ngành trong tương lai.

Trên thực tế, lợi ích mang lại của ngành CN NDS là vô cùng to lớn, do đó cần phải được nhìn nhận lại một cách khách quan, xứng đáng. Hiện nay, các dịch vụ NDS chưa thực sự được dư luận xã hội đón nhận và quan tâm đúng mức. Chính cái nhìn thiếu khách quan, tâm lý e ngại và sự thiếu hiểu biết về ngành của không ít dân cư đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị NL cho ngành CN NDS, dẫn đến tình trạng NL ngành CN NDS ở Việt Nam vừa “thiếu”, lại vừa yếu, “mỏng” về số lượng và “yếu” về chất

lượng. Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng trước tiên là phải làm cho các cấp quản lý và người dân, nhất là học sinh, sinh viên hiểu được thực chất ngành CN NDS bao gồm những công việc gì, cơ hội nghề nghiệp và giá trị kinh tế tiềm năng mà ngành có thể mang lại cho nền kinh tế và cho chính đời sống dân cư ra sao. Từ đó, ngành CN NDS dần được dư luận xã hội hiểu và đón nhận rộng khắp, ngày càng nhiều người sẵn sàng tham gia bổ sung NL cho sự phát triển ngành.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w