2. Van triệt hồi 3. Đế van
Hình 5.56. Nguyên lý làm việc của van triệt hồi.
- Khi chưa làm việc thì mặt côn luôn được đóng kín với đế van do lực lò xo và áp suất dầu dư trong đường ống cao áp (hình 5.56C), nó làm việc cùng thời gian đối với xy lanh bơm chia từ hành trình bắt đầu cung cấp đến hành trình kết thúc cung cấp nhiên liệu.
- Hành trình cung cấp nhiên liệu (hình 5.56A), dầu có áp suất cao theo rãnh dọc tác dụng vào phần trụ giảm tải và thắng được sức căng lò xo sẽ đẩy van đi lên. Khi đi hết khoảng chạy (4) giữa đế van và phần trụ giảm tải, van mở cho nhiên liệu vào đường ống cao áp đến vòi phun. Sau đó khi đạt tới áp suất mở vòi phun thì việc phun nhiên liệu vào xy lanh động cơ sẽ xảy ra.
- Hành trình cắt và chấm dứt việc phun nhiên liệu (khi bạc điều chỉnh mở cửa cắt nhiên liệu trên pít tông chia), thì áp suất dầu trong khoang cao áp đầu pít tông đột ngột giảm; do lực lò xo và áp suất dầu sẽ đẩy van triệt hồi đi xuống, đồng thời dầu trong đường ống cao áp cũng bị đẩy trả lại cho tới khi mặt dưới trụ giảm tải tiếp xúc với đế van (hình 5.56B) thì bị ngắt lại, van triệt hồi tiếp tục bị đẩy xuống tới vị trí mặt côn đóng kín hoàn toàn với đế van. Như vậy để tránh cho thời điểm phun không bị trễ cần phải duy trì trong đường ống một áp suất dư nhiên liệu cho lần phun sau, áp suất này nhỏ hơn áp suất mở vòi phun. Mặt khác do sự giảm áp suất đột ngột trong đường ống cao áp nên kim phun đóng nhanh và dứt khoát với đế kim phun, kết thúc quá trình phun chính xác nên tránh được tình trạng phun rớt.
2.2.2.8 Bộ điều chỉnh góc phun sớm (Bộ định thời) a. Bộ điều chỉnh góc phun sớm theo tốc độ động cơ a. Bộ điều chỉnh góc phun sớm theo tốc độ động cơ
Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, thời điểm phun nhiên liệu của động cơ Dieselcũng phải sớm (hoặc muộn) theo tốc độ của động cơ để đạt được công suất tối ưu.
109
Bộ định thời tự động điều khiển thời điểm phun sớm hoặc muộn theo tốc độ của động cơ.
* Cấu tạo
Hình 5.57. Bộ điều chỉnh phun sớm theo tốc độ động cơ. 1. Vành lăn