Những hư hỏng và tác hại các bộ phận chính của bơm cao áp a Hư hỏng của pít tông xy lanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

- Nêu được hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng của bơm cao áp.

7. Ống hồi nhiên liệu; 8 Bơm nhiênliệu

5.4.1.3 Những hư hỏng và tác hại các bộ phận chính của bơm cao áp a Hư hỏng của pít tông xy lanh

a. Hư hỏng của pít tông- xy lanh

* Kết cấu lắp ghép:

- Xy lanh pít tông bơm cao áp là cụm chi tiết quan trọng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu, động cơ Diesel. Nó quyết định rất lớn đến công suất của động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu vì vậy yêu cầu chế tạo, lắp ghép chính xác và đảm bảo độ bóng bề mặt.

- Khe hở lắp ghép là (0,001- 0,002) mm.

- Đảm bảo áp suất phun cao từ (125 - 215) kg/cm2 để cung cấp cho vòi phun.

* Những hư hỏng chủ yếu của bộ đôi pít tông-xy lanh.

- Sau một thời gian làm việc pít tông, xy lanh mòn:

123 - Hai vùng nhiều nhất vùng đối diện với lỗ nạp và vùng mặt nghiêng đối diện với lỗ thoát.

- Đặc điểm vết mòn: Vết xước có thể dài đến 2/3 chiều dài đầu pít tông. Vết sâu nhất có thể đạt đến (20 - 25)  và giảm dần ra hai bên, sự phân bố mòn này không theo quy lật nào cả.

Hình 5.63. Hao mòn pít tông.

- Cạnh nghiêng hao mòn trở thành cạnh tròn.

 Hao mòn của xy lanh: (Hình 5.64)

- Ở lỗ nạp phần trên bị cào xước (a) nhiều hơn phần dưới chiều dài bị cào xước trung bình ở phần trên là (5 -6) mm vết mòn dài nhất dọc theo đường tâm lỗ. Độ sâu nhất của vết mòn trên từ (24-27) , của vệt dưới (15-17) .

- Ở lỗ thoát: vết hao mòn dịch về phía trái của mép lỗ (b), thành một đai rộng từ (2-2,5) mm.

Kéo dài từ phái trên từ (2 - 3) mm về phía dưới từ (4,5 - 5) mm.

Hình 5.64. Dạng mòn xy lanh. * Nguyên nhân của những hư hỏng chủ yếu trên:

- Nguyên nhân hao mòn do tích tụ các vết cào xước lâu ngày.

Sự cào xước là do những hạt bụi rắn lẫn trong dầu, trong quá trình làm việc, vừa có động năng lớn do sự chuyển động của pít tông tạo ra. Nên những hạt bụi này bị chèn ép, mức độ cào xước phụ thuộc vào tốc độ hạt bụi, mức độ tập chung và phương hướng di chuyển của chúng.

124

- Hiện tượng hao mòn của pít tông-xy lanh làm tăng khe hở lắp ghép do vậy chúng gây ra tác hại sau:

 Làm giảm áp suất, lượng nhiên liệu cung cấp.

 Làm tăng hiện tượng dò dỉ nhiên liệu, chậm thời điểm phun. - Do hiện tượng mòn không đều giữa các cặp pít tông-xy lanh nên.

 Làm tăng độ cung cấp không đều cho động cơ làm cho động cơ chạy không ổn định nhất là ở tốc độ thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)