yêu
cầu quản trị
Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Dự toán cung cấp cho DN thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như sau: Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.
Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn; Liên kết toàn bộ các hoạt động của DN bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau.
Lập dự toán doanh thu:
Mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN là nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy dự toán doanh thu được coi là 1 trong những dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán. Thông qua dự toán doanh thu, nhà quản lý có được cơ sở để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về sản phẩm. Khi lập dự toán doanh thu, kế toán dựa vào những cơ sở sau:
- Mức doanh thu của từng loại sản phẩm, từng khu vực đã đạt được ở những kỳ trước.
- Dự toán doanh thu kỳ trước
- Những dự báo về nhu cầu sử dụng của thị trường đối với các sản phẩm DN đang cung cấp.
- Thị phần sản phẩm của DN và của các đối thủ cạnh tranh
- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và những dự báo cho năm tới, các chính sách, chế độ... của Nhà nước.
Dựa trên những cơ sở trên, kế toán xây dựng dự toán doanh thu theo công thức:
Dự toán doanh thu = Sản phẩm bán ra trong kỳ x Đơn giá bán ra dự kiến
quan và chủ quan như: chất lượng hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng, sức mua và khả năng cung cấp hàng hoá cùng loại trên thị trường. Dự toán này có thể được thực hiện cho cả niên độ kế toán và chia ra theo các quý trong niên độ kế toán đó còn khối lượng tiêu thụ dự kiến hàng quý không giống nhau, thường phụ thuộc vào tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ở những thời kỳ khác nhau trong năm.
Dự toán doanh thu sẽ được lập chi tiết cho từng loại hàng hoá theo từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở dự toán doanh thu, kế toán sẽ lập các dự toán chi phí trực tiếp cho các hàng hoá đó cũng như các chi phí quản lý chung, và từ đó sẽ dự toán kết quả kinh doanh.
Lập dự toán chi phí:
- Dự toán giá vốn hàng bán và dự toán tồn kho cuối kỳ
Giá vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tính theo phương pháp giá toàn bộ trong doanh nghiệp sản xuất. Như vậy trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, giá thành dự toán để sản xuất sản phẩm, số lượng sản phẩm dự trữ dự toán vào cuối kỳ, dự toán giá vốn hàng xuất bán được xây dựng như sau:
Dự toán giá vốn hàng xuất bán = Gía thành sản phẩm sản xuất trong kì theo dự toán + Gía thành sản phẩm tồn cuối kì kế toán - Gía thành sản phẩm tồn đầu kì thực tế
Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chi phí đơn vị tồn kho tương tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể tính bằng tích của sản lượng tiêu thụ nhân với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm.
- Dự toán chi phí bán hàng
Yếu tố định phí thường ít biến đổi trong một phạm vi phù hợp gắn với các quyết định dài hạn, và có thể dự báo một cách dễ dàng dựa vào chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này cũng có thể thay đổi trong trường hợp phát triển thêm mạng phân phối mới, thêm các dịch vụ mới sau bán hàng, dịch vụ nghiên cứu phát triển thị trường, ...
Dự toán định phí bán hàng = Định phí bán hàng thực tế kì trước x Tỷ lệ % tăng (giảm) theo dự kiến - Dự toán biến phí bán hàng
Biến phí bán hàng có thể là biến phí trực tiếp như hoa hồng, lương nhân viên bán hàng…Biến phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến từng bộ phận bán hàng như chi phí bảo trì, xăng dầu, hỗ trợ bán hàng ... và thường được dự toán trên cơ sở số lượng bán hàng dự toán hoặc xác định một tỷ lệ % theo thống kê kinh nghiệm. Dự toán biến phí bán hàng = Dự toán biến phí đơn vị bán hàng x Số lượng tiêu thụ theo dự toán - Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí quản lý thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, mà không liên quan đến từng bộ phận hoạt động nào. Tương tự như dự toán bán hàng, việc lập dự toán biến phí quản lý này thường dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thụ dự kiến. Dự toán biến phí QLDN = Dự toán biến phí đơn vị QLDN x Số lượng tiêu thụ theo dự toán
Số liệu từ dự toán này còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh dự toán của doanh nghiệp.
Còn định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo mức độ hoạt động. Các thay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác định phí theo dự toán. Dự toán định phí QLDN = Định phí QLDN thực tế kì trước x Tỷ lệ % tăng (giảm) theo dự kiến Lập dự toán kết quả kinh doanh
được các kết quả này căn cứ vào vào các dự toán tiêu thụ và dự toán giá vốn hàng bán (gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh tốt sẽ cung cấp số liệu phục vụ cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự toán, từ đó doanh nghiệp phát hiện ra những tồn tại, những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác trong quá trình kinh doanh để có những biện pháp tích cực phát huy những mặt mạnh và tìm những nguyên nhân khắc phục những tồn tại.
2.3.3. Thông tin phl "_bookmark27" cơ sở so sánh giữa thực tế với dự toán, từ đó
Thu thập thông tin về doanh thu phục vụ cho kế toán quản trị:
- Để nhà quản trị ra được các quyết định ngắn hạn hay dài hạn thì thông tin về doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị phải được xem xét trong những hoạt động cả ở quá khứ và có những sự kiện trong tương lai.
- Để thu thập được những thông tin ở quá khứ (đã thực hiện ở kỳ vừa qua), kế toán phải dựa vào số liệu sổ kế toán chi tiết doanh thu theo từng bộ phận kinh doanh hoặc từng mặt hàng để thu thập thông tin. Thực hiện tính toán, phân tích các số liệu chi tiết hơn về các khoản mục doanh thu, đánh giá những ảnh hưởng của thông tin quá khứ đến việc kinh doanh hiện tại và mối quan hệ tuyến tính chi phối chúng để tạo ra những nguồn lợi nhuận tối đa.
- Để thu thập những thông tin tương lai (dự đoán) và các thông tin khác, căn cứ vào nhu cầu về thông tin cần phân tích, nếu cần thông tin nào phục vụ cho việc phân tích tình huống thì yêu cầu các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp tính toán, dự toán, dự tính và cung cấp.
- Trong quá trình thu thập thông tin về doanh thu, cần phải chú ý xác định thông tin về doanh thu một cách thích hợp, và loại bỏ thông tin không thích hợp. Cuối cùng là lập bảng phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các phương án sau khi đã thu thập đủ các thông tin để tư vấn cho nhà quản trị ra các quyết định.
doanh nghiệp kinh doanh thương mại rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào tình huống quyết định, khi có tình huống cần quyết định theo yêu cầu của nhà quản trị, kế toán quản trị phải có nhiệm vụ thu thập các thông tin cần thiết thông qua các bộ phận liên quan để phục vụ cho việc tính toán và phân tích tình huống. Tuy nhiên, cũng có thể không có đầy đủ thông tin về doanh thu chi tiết do bộ phận kế toán chi tiết cung cấp. Thì kế toán quản trị vẫn phải dựa vào thông tin kế toán chi tiết về doanh thu để tiếp tục phân tích số liệu, tính toán chi tiết hơn nữa theo mục đích sử dụng của kế toán quản trị, đồng thời phải thu thập thêm các thông tin bổ sung khác liên quan ở các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp như thông qua hợp đồng lao động, giá cả thị trường, nhu cầu thị trường...
Thu thập thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ, giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành:
- Các thông tin chi phí phục vụ kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được thu thập từ hệ thống sổ kế toán bao gồm Sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán tổng hợp khác); Sổ kế toán chi tiết (Bao gồm các sổ thẻ chi tiết: Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa – Chi tiết cho từng loại vật tư; Sổ chi tiết công nợ với nhà cung cấp, với khách hàng – Mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng…). Bên cạnh sổ kế toán thì hệ thống báo cáo quản trị cũng là một nguồn cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin kết quả kinh doanh
- Để dự toán được kết quả kinh doanh kế toán phải có các chỉ tiêu dự toán trong báo cáo, và các thông tin về những chỉ tiêu này phải được thu thập căn cứ vào những chỉ tiêu sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự toán tiêu thụ - Các khoản giảm trừ căn cứ vào dự toán các khoản thuế gián thu, không dự tính các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
- Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ
- Trị giá vốn hàng bán, căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi trị giá vốn hàng bán
- Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, căn cứ vào dự toán hoạt động tài chính
- Chi phí bán hàng, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí quản lý DN
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, được xác định bằng cách lấy lợi nhuận
gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
- Thu nhập khác, chi phí khác, và lợi nhuận khác căn cứ vào dự toán các khoản thu, chi khác
- Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận thuần trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận khác - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào tổng lợi nhuận trước thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần trong kỳ được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các thông tin thu thập phục vụ cho kế toán quản trị kết quả kinh doanh, ngoài thông tin thu thập từ các dự toán doanh thu, dự toán chi phí, thông tin thu thập còn là cả những thông tin đã thực hiện ở kỳ vừa qua (thông tin quá khứ), kế toán dựa vào số liệu sổ kế toán chi tiết liên quan để thu thập thông tin. Các thông tin bên trong, thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin khác, các thông tin này đều là những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kế toán quản trị kết quả kinh doanh mà kế toán cần thu thập linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào tình huống quyết định cụ thể.
quả
kinh doanh ph"_bookmark28" quynh đuyn
Kế toán quản trị kết quả kinh doanh lập các báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, báo cáo so sánh giữa chi phí, doanh thu thực tế với chi phí, doanh thu dự toán và trình bày các biến động qua báo cáo kinh doanh, từ đó cho thấy ảnh hưởng kết hợp của biến động chi phí với biến động doanh thu đến lợi nhuận, chỉ ra vì sao xảy ra khoản chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán. Từ đó có những phân tích và lựa chọn những quyết định đúng đắn cho sự phát triển doanh nghiệp không chỉ trong thời gian hiện tại mà cả về tương lai lâu dài.
Chi phí doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng có mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ – lợi nhuận. Mối quan hệ giữa ba nhân tố này được thể hiện ở phương tình kinh tế cơ bản sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Trong đó:
Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán
Để phân tích mối quan hệ C-V-P, kế toán sử dụng một số chỉ tiêu sau: Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí biến đổi
Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán.
Qua nội dung các phương pháp trong phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận cho thấy, phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất như thế nào, giá bán, định mức chi phí là bao nhiêu..., để từ đó có được những quyết định của nhà quản trị mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 luận văn đã phân tích, hệ thống hóa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác kế toán DT, CP, KQKD của các doanh nghiệp sản xuất thương mại trong hệ thống kế toán DN Việt Nam hiện nay. Đồng thời, cũng là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh mà luận văn sẽ trình bày ở chương sau.
3CHƯƠNG 23
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP NHẬT MINH
3.1. THYPERLINK \l "_bookmark32" NHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP NHẬ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triTH
3.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh
Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh
Mã số thuế: 0101485255
Trụ sở chính: A6, lô 3, khu đô thị mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Lô XN 5, KCN Hà Bình Phương, xã Liên Phương, huyện