Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu 162 (Trang 57 - 64)

 Thuận lợi:

- Công ty đã xây dựng tốt bộ máy quản lý và tuyển dụng đào tạo, đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề, Cán bộ công nhân viên trong công ty rất tận tình và

chu đáo đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, điều này đã đem đến cho công ty nhiều hợp đồng có giá trị lên đến hàng tỷ đồng, hứa hẹn một sự phát triển bền vững trong tương lai. Ban lãnh đạo công ty giàu kinh nghiệm, biết khai thác và phát huy năng lực của cán bộ công nhân viên.

- Công ty là một trong những nhà cung cấp chính cho các hãng: Canon, Tenma, Uniden, Samsung, Honda, Nidec, Futu 1, Denso, Nisin, Honda, Showa, Brother,..

- Công ty không những duy trì tốt quan hệ với khách hàng mà còn tăng cường mở rộng hợp tác với bạn hàng khác với mục tiêu mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty

Bên cạnh những thuận lợi trên là tiền đề cho sự phát triển của công ty, nó tác động tích cực cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty thì công ty cũng gặp không ít khó khăn gây trở ngại cho hoạt động của Công ty.

 Khó khăn:

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường trong nền kinh tế thị trường đã gây nên không ít khó khăn cho công ty, hiện tại một trong những khó khăn lớn nhất đối với công ty là vấn đề về vốn, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thị trường của công ty lớn và đầy tiềm năng nên có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước với nhiều ưu thế về công nghệ, trình độ tay nghề,…

 Phương hướng phát triển

Công ty đã và đang mở rộng hệ thống nhà xưởng, máy móc hiện đại, qui mô lớn, nhằm tự động hóa sản xuất, giảm bớt các khâu lao động giản đơn.

Gửi cán bộ công nhân viên đi đào tạo tiếp cận công nghệ khoa học mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động đón nhận, hội nhập hợp tác kính tế quốc tế. Đưa Công ty lên một tầm cao mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Công ty phấn đấu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí về giá cả, chất lượng, phong cách phục vụ để luôn giữ được chữ tín trên thị trường.

Duy trì và phát triển những thị trường đã có, từng bước khai thác mở rộng thị trường mới ở cả trong và ngoài nước.

3.1.5. ĐHYPERLINK \l "_bookmarkc kH toán

3.1.5.1. Bộ máy tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh

Tổ chức bộ máy kế toán là việc tạo ra một mối quan hệ giữa các cán bộ kế toán nhằm đảm bảo thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị trên cơ sở các phương tiện tính toán và trang bị kĩ thuật hiện có.

Để phù hợp với đăc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình tự quản lý, công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty.

Quan hệ giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán là quan hệ trực tuyến. Mỗi nhân viên được phân công phụ trách một phần hành kế toán và chịu sự điều hành quản lý của kế toán trưởng. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh

Kế toán trưởng: Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán mua hàng Kế toán bán hàng Kế toán thuế Kế toán thanh toán và công nợ Kế toán kho Thủ quỹ

tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính. Giữ bí mật số liệu kế toán tài chính thuộc bí mật nội bộ Công ty. Dựa trên các số liệu, kế toán thống kê tiến hành phân tích tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty từ đó rút tra về mức lương, tiền thưởng, chính sách, chế độ đối với người lao động. Chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về sự đầy đủ chính xác, trung thực của các số liệu kế toán phát sinh trong báo cáo kế toán của đơn vị mình. Tổng hợp sổ sách, lập các báo cáo, lập bảng cân đối kế toán trình bày lên giám đốc công ty và các cơ quan có liên quan. Phân công nhiệm vụ công việc và chỉ đạo tất cả các nhân viên kế toán. Đồng thời, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên kế toán trong công ty.Yêu cầu các phòng ban trong công ty cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kế toán tại công ty.

Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Kiểm tra, hiệu chỉnh nghiệp vụ cho các kế toán viên nắm rõ cách thức hạch toán đối với các phát sinh mới về nghiệp vụ hạch toán kế toán.

Kế toán mua hàng: Lập các chứng từ ban đầu về hàng mua, vào sổ chi tiết hàng mua và tổng hợp hàng mua theo chủng loại

Kế toán bán hàng: Lập các hoá đơn bán hàng và các chứng từ khác phục vụ việc bán hàng, vào sổ chi tiết hàng hoá và sổ tổng hợp hàng hoá.

Kế toán thanh toán và công nợ: Làm nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi, vào sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, theo dõi công nợ phải thu, phải trả và giao dịch với ngân hàng.

Kế toán thuế: Căn cứ vào các chứng từ đầu vào hóa đơn giá trị gia tăng, theo dõi và hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khai báo cáo thuế. Đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hóa của công ty.

Kế toán thanh toán và công nợ: Làm nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi, vào sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, theo dõi công nợ phải thu, phải trả và giao dịch với ngân hàng.

Kế toán kho: Kiểm tra về mặt số lượng hàng hóa mua vào và bán ra. Là người linh động nhất, kịp thời theo dõi hàng hóa trong kho. Các hàng hóa tồn trong kho, các hàng hóa đã hết và theo dõi thời gian bảo hành các sản phẩm tồn

Thủ quỹ: Kiểm soát mọi hoạt động thu chi tiền trong nội bộ Công ty, quản lý việc thu chi tiền mặt tại quỹ,

3.1.5.2. Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty a, Hình thức kế toán

Hình thức kế toán: là hình thức Nhật kí chung được áp dụng trên phần mềm máy vi tính.

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung

Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp dùng làm căn cứ ghi sổ Nhật kí chung. Căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật kí chung, kế toán lấy số liệu vào sổ cái, sổ chi tiết.

số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc: tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.

Ngoài ra, để bảo đảm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, hỗ trợ công tác ghi sổ kế toán tại đơn vị, Công ty đã sử dụng phần mềm phần mềm kế toán MISA 2015. Chương trình cho phép cập nhật số liệu ngay từ các chương trình ban đầu, qua hệ thống chương trình xử lý thông tin sẽ tự động luân chuyển vào hệ thống sổ chi tiết tài khoản, sổ Cái tài khoản, các báo cáo về tình hình công nợ… Nhờ đó việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán, theo dõi các phần hành, các tài khoản, lập báo cáo tài chính trở nên đơn giản hơn nhiều.

Phần mềm này đã được doanh nghiệp kinh doanh Phần mềm cài đặt và sửa đổi phù hợp với tình hình kế toán tại Công ty. Đối với các nhân viên kế toán, phần mềm kế toán này là một công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc tập hợp các hoá đơn chứng từ và trong công việc hạch toán kế toán. Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng các phần mềm khác như Microsoft Word, Microsoft Exel... để lập các báo cáo tổng hợp kế toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...

Hàng ngày, các chứng từ gốc được chuyển về các bộ phận kế toán liên quan. Kế toán tiến hành kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của của chứng từ kế toán và phân loại chứng từ kế toán cho việc hạch toán. Chứng từ sau khi được kiểm tra, phân loại sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán trên các màn hình nhập liệu vào các phiếu kế toán tương ứng với loại chứng từ đó

Sau khi nhập liệu, các phiếu kế toán sẽ được in ra để các bộ phận liên quan ký duyệt và đính kèm với chứng từ gốc

Các phiếu kế toán sẽ được phần mềm kế toán tự động chuyển vào các sổ kế toán chi tiết, sổ cái các tài khoản tương ứng. Từ các sổ này, kế toán sử dụng các

thông tin cần thiết để phục vụ công việc của mình, lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý

Cuối tháng, kế toán làm thao tác kết chuyển cuối tháng, máy tính sẽ tự động kết chuyển các nghiệp vụ tương ứng với từng phần hành kế toán

Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành in sổ kế toán chi tiết, sổ cái các tài khoản, các báo cáo liên quan đến công việc của mình và tiến hành lưu trữ các giấy tờ, sổ sách trong tháng theo đúng quy định.

b, Chế độ kế toán

Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm công bố.

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao bình quân hàng năm bằng tỷ lệ giữa nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ (phương pháp trích khấu hao đường thẳng).

- Kế toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thương xuyên + Phương pháp kế toán chi tiết: Phương pháp ghi thẻ song song

+ Phương pháp đánh giá vật tư: đánh giá vật tư nhập kho theo giá gốc, đánh giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

3.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật

Một phần của tài liệu 162 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w