+ Chức năng: Là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo của công ty thực hiện, quản lý các lĩnh vực công tác tổ chức hành chính, lao động, tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động.
+ Nhiệm vụ: Tổ chức, quản lý định mức lao động, tiền lương, chính sách Nhà nước đối với người lao động, chuẩn bị cho các cuộc họp của các cấp lãnh đạo.
- Phòng kinh tế: Tham mưu cho tổng giám đốc cách tổ chức và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty giao cho, kiểm tra tình hình thực tế thực hiện. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp các số liệu và đưa ra định hướng cho việc hoạch định chính sách, chiến lược của công ty.
- Bộ phận kinh doanh chi nhánh: Phát triển hệ thống bán lẻ trong nước, khách hàng dễ dàng nhận biết được từng sản phẩm ở những cửa hàng đại lý của công ty
- Bộ phận kinh doanh kính xây dựng: Lập kế hoạch và đề xuất chiến lược marketing, cùng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo từng thời điểm thích hợp. Phát triển công tác nghiên cứu thị trường và sản phẩm kính, xây dựng các mối quan hệ khách hàng.
+ Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất của tổng công ty hòa nhập đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng cao. Có rất nhiều hình thức đàm phán xuất nhập khẩu như fax, thư tín thương mại điện tử, gặp trực tiếp, qua điện thoại. Các bên tự thoả thuận và đưa ra hình thức thuận tiện nhất. Nhưng theo hình thức nào cũng cần tiến hành theo các bước quy định. Sau đàm phán thành công hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài, tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung tiêu thụ sản phẩm một cách tối đa nhằm đảm bảo, thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng quý của công ty
Tìm hiểu khai thác thu thập và xử lý thông tin thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Lập ra các phương án quản lý và thu hồi công nợ, đề xuất với lãnh đạo các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường là dùng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nghiên cứu như điều tra, tham dò, thu thập... Sau đó phân tích trên cơ sở đầy đủ thông tin và từ đó đưa ra quyết định trước khi thâm nhập thị trường. Vấn đề ở đây là phải nhận biết sản phẩm xuất nhập khẩu phải phù hợp với thị trường, số lượng, phẩm chất, mẫu mã... Từ đó rút ra khả năng của mình cung ứng mặt hàng đó. Phải nhận biết được rằng chu kỳ sống của sản phẩm ở giai đoạn nào (thường trải qua 4 giai đoạn: Triển khai -> tăng trưởng -> bão hoà -> suy thoái). Mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng mà doanh nghiệp phải biết khai thác có hiệu quả. Sản xuất cũng như xuất nhập khẩu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủ thù đó để ra biện pháp thời điểm xuất nhập khẩu sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra vấn đề tỷ giá hối đoái cũng rất quan trọng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó gắn liền với các đồng ngoại tệ mạnh, sự biến động của các đồng tiền nó ảnh hưởng rất lớn. Do đó dự báo nắm do xu hướng biến động là vấn đề cần quan tâm. Trong các cuộc nghiên cứu cần quan tâm các nội dung như nghiên cứu về nội dung hàng hoá, nghiên cứu về giá cả hàng hoá, thị trường hàng hoá ... Trên cơ sở này doanh nghiệp có các bước đi tiếp theo.
Tổ chức thực hiện, triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị, xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh.