- Phòng Xuất nhập khẩu:
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA.
3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu định hướng, chiến lược xuất nhập khẩu mặt hàng xây dựng một cách toàn diện trong điều kiện hiện nay của đất nước. Để làm được điều đó cần có những đánh giá và dự báo sát thực về thực trạng sản xuất cũng như sức cạnh tranh của các mặt hàng này trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng chiến lược và chương trình cần thiết nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư và định hướng phát triển các loại mặt hàng nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế của thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
Thứ hai, chú trọng các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, hướng đến sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm có năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách tài chính, như: chính sách thuế, bảo hiểm, rủi ro,... giúp hoạt động xuất khẩu được tiến hành hiệu quả hơn. Tiến tới xóa bỏ chính sách đầu tư của Nhà nước vào các ngành hàng xuất khẩu thông qua các chính sách hỗ trợ thuế, giá, lãi suất tín dụng... Cần tập trung vào đầu tư KHCN sản xuất, xúc tiến thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển công tác đào tạo kiến thức về toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, kinh tế thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật, công
nghệ,... đến với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong nước. Tăng cường kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.
Thứ năm, định hướng và thúc đẩy xúc tiến thương mại ở mọi ngành và mọi cấp để giúp cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhận biết và đối phó với rào cản phi thuế quan trên thị trường quốc tế. Đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy sự ra đời các sàn giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu; xây dựng, phát triển và bảo vệ các thương hiệu của Việt Nam.