1) Phân chia nhân:
- Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
- Kỳ sau: Các NST tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
2) Phân chia tế bào chất:
- Ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
- Ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
III.ý nghĩa của nguyên phân:
- Sinh vật nhân thực đơn bào,SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Sinh vật nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
4.Củng cố:
- Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào?( tế bào ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác.
-Trả lời câu hỏi cuối bài và đọc bài mới
IV.Bổ sung giáo án:
Tiết 20 -Bài 19: Ngày soạn:
……….
GIẢM PHÂNI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
- Trình bày được diễn biến chính ở kỳ đầu của giảm phân I. - Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát phân tích
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình 19.1 và 19.2 SGK. Phiếu học tập.( giáo án điện tử)
III.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức:
Ngµy Thø Líp TiÕt sÜ sè Häc sinh v¾ng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn.Ý nghĩa của sự điều hoà chu kỳ tế bào.
3. Giảng bài mới:
Bài 19: GIẢM PHÂN
Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức * Em hiểu như thế nào là (sự
phân bào giảm nhiễm) giảm phân?
Tranh hình 19.1
* Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân 1 và những điểm khác so với nguyên phân.
Hoàn thành phiếu học tập NP
GP
I.Giảm phân 1: 1) Kỳ đầu 1:
- Tương tự như kỳ đầu nguyên phân song xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng có thể dẫn đến trao đổi đoạn NST.
2) Kỳ giữa 1:
- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
3) Kỳ sau 1:
- Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực tế bào.
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Tranh hình 19.1, 19.2 * Trả lời câu lệnh trang 78
(Kỳ giữa của GP1 các NST kép không tách mà trượt về mỗi cực nên cuối GP1 tế bào chứa bộ NST đơn kép và kỳ trung gian GP2 các NST không nhân đôi và tách nhau thành NST đơn về mỗi tế bào).
* Tại sao sau khi nhân đôi các NST lại dính nhau ở tâm động không tách nhau (giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con)
* Tại sao các NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia?(NST dễ phân ly và không bị rối).
4) Kỳ cuối 1:
- Khi về cực tế bào các NST kép dần dần giãn xoắn. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con.