PHENOL VÀ XYANUA TRONG HẢI SẢN 4 TỈNH MIỀN

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 32 - 33)

HẢI SẢN 4 TỈNH MIỀN

TRUNG NĂM 2016

Tháng 6/2016, xyanua và phenol trong nước thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh đã được cơ quan chức năng khẳng định là nguyên nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung. Ngày 24/8/2016, một số báo đưa tin Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia cho biết, vừa thực hiện xét nghiệm 9 mẫu cá do Chi cục ATVSTP Hà Tĩnh gửi ra. Đây là các mẫu cá được lấy tại Gò Cá, xã Cẩm Nhượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Kết quả phát hiện tồn dư xyanua trong 5 mẫu cá và hải sản với nồng độ dao động từ 0,5 - 3,9 mg/kg. Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị kiểm tra các cơ sở đông lạnh trên địa bàn tỉnh và phát hiện 20 tấn cá nục nhiễm phenol với hàm lượng 0,037 mg/kg. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt phương án tiêu hủy 20 tấn cá này.

Trên một số báo và mạng xã hội đưa tin hải sản miền Trung nhiễm xyanua và phenol là 2 chất cực độc nhưng không phân tích rõ là bình thường ở các quốc gia khác thì nồng độ xyanua và phenol tồn dư trong các loại thực phẩm ở mức nào. Đối với xyanua và phenol với mức nhiễm bẩn trong hải sản như vậy thì khi chế biến và nấu chín thì nồng độ giảm còn bao nhiêu và người dân tiêu thụ mức nào sẽ vượt giá trị TDI - là mức tiêu thụ hàng ngày chịu đựng được và tiêu thụ ở mức nào thì vẫn dưới ngưỡng. Các thông tin không dựa vào kết quả đánh giá nguy cơ khoa học đã làm người tiêu dùng hoang mang, không biết loại hải sản nào an toàn để tiêu thụ. Do đó cần có một đánh giá toàn diện về nguy cơ sức khỏe đối với việc tiêu thụ hải sản, mắm, muối liên quan đến các hóa chất tồn dư trong hải sản tại 4 tỉnh miền Trung để có thể kịp thời đưa ra khuyến cáo cụ thể. Kết quả đánh giá nguy cơ cần được minh bạch, là cơ sở khoa học cho công tác TTNC

kịp thời tới cộng đồng để dự phòng phơi nhiễm nếu phát hiện nồng độ cao và cũng để người dân yên tâm tiêu thụ hải sản nếu nồng độ thấp, ở mức nguy cơ chấp nhận được khi phơi nhiễm trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi truyền thông cần đặc biệt lưu ý đến tính chất nhạy cảm về chính trị, kinh tế, xã hội của nguy cơ SKMT này để tránh những tác động tiêu cực khác có thể xảy ra.

Như vậy, TTNC SKMT là một quá trình quan trọng và cần được thực hiện trong suốt quá trình đánh giá và quản lý nguy cơ. Đây là một quá trình trao đổi hai chiều các thông tin về bản chất, mức độ nghiêm trọng, hay mức độ chấp nhận các nguy cơ và các quyết định được đưa ra để kiểm soát nguy cơ. TTNC SKMT đòi hỏi sự thẳng thắn và cởi mở tất cả các thông tin cần thiết cho các bên liên quan theo cách dễ hiểu nhất. Thông điệp, nội dung và hình thức TTNC SKMT cần tùy vào mức độ nhận thức của cộng đồng.

Cũng lưu ý rằng, nguy cơ là một phần tất yếu của cuộc sống và công tác truyền thông nguy cơ là hết sức quan trọng, giúp cộng đồng hiểu đúng về mức độ nguy cơ dựa theo kết quả đánh giá nguy cơ khoa học, góp phần quản lý nguy cơ hiệu quả. TTNC SKMT là hoạt động khó có thể đảo ngược nên cần đặc biệt thận trọng và nội dung cần dựa vào kết quả đánh giá nguy cơ. Các thông điệp TTNC SKMT cần được xây dựng dựa vào kết quả đánh giá nguy cơ và nhất quán nội dung. Tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan trong việc thiết kế sẵn sàng các quy trình và hướng dẫn TTNC SKMT để tăng khả năng đáp ứng nhanh với các giải pháp đặc thù của Việt Nam. Các cán bộ truyền thông và phóng viên cơ quan thông tin đại chúng cũng cần được tập huấn về công tác TTNC SKMT để phối hợp hiệu quả và đưa tin chính xác về các nguy cơ SKMT tới cộng đồngn

GIẢI PHÁP - CÔNG NGHỆ XANH

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)