nhốt gấu lấy mật
ĐỖ MINH PHƯỢNG
Trung tâm Giáo dục và Thiên nhiên
Hàn Quốc là đất nước có nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới. Cùng với quá trình phát triển, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đi tiên phong tại châu Á trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và BVMT... Mới đây, Hàn Quốc đã hoàn thành chương trình triệt sản toàn bộ các cá thể gấu nuôi lấy mật để đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Trong giai đoạn 2014 - 2016, đã có 967 cá thể gấu được tiến hành triệt sản và hiện nay con số này chỉ còn 660 cá thể đang được nuôi nhốt tại 36 trang trại ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu ADN đã được xây dựng để hỗ trợ giám sát và quản lý số lượng gấu trong các cơ sở nuôi nhốt. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc tiến tới đóng cửa ngành công nghiệp nuôi nhốt gấu lấy mật tại quốc gia này.
Bước tiến quan trọng này đạt được là nhờ những nỗ lực của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, một tổ chức phi chính phủ về phúc lợi động vật toàn cầu và Hiệp hội vì một Hàn Quốc Xanh (GKU) trong việc vận động Chính phủ Hàn Quốc và các chủ nuôi nhốt gấu trong suốt 14 năm qua. Mục tiêu của chương trình là ngăn chặn gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu lấy mật và hy vọng những cá thể gấu hiện đang bị nuôi nhốt ở các trang trại là những nạn nhân cuối cùng của tình trạng này.
Từ năm 2003, Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới đã phối hợp với GKU huy động sự tham gia của người dân Hàn Quốc để vận động bảo vệ gấu tốt hơn. Năm 2014, Chính phủ và Hiệp hội chủ gấu Hàn Quốc đã đạt được một thỏa thuận quan trọng. Theo đó, kế hoạch từng bước chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã được vạch ra với sự tham gia tự nguyện của các chủ nuôi nhốt gấu. Mục tiêu của kế hoạch là khuyến khích chủ gấu triệt sản cho gấu để đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt. Kế hoạch này đã được hoàn thành vào đầu năm 2017. Sau chiến dịch kéo dài hơn 1 thập kỷ
của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới và GKU, Chính phủ Hàn Quốc đã chứng minh sự quyết tâm đóng cửa vĩnh viễn hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại quốc gia này. Đây là ví dụ điển hình về nỗ lực chung của cộng đồng và các tổ chức trong cuộc vận động thay đổi chính sách của Nhà nước, tạo nên sự thay đổi thực sự và lâu dài để bảo vệ động vật. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc giám sát, tiếp nối những kết quả đã đạt được của chương trình triệt sản gấu cũng như đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu lấy mật.
Thành công của Hàn Quốc cũng là một áp lực lớn đối với các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện đang có khoảng 10.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt để lấy mật tại Trung Quốc, trong đó chủ yếu là gấu đen châu Á, hay còn gọi là gấu ngựa. Những con gấu này bị nuôi nhốt trong một chiếc chuồng chật hẹp cho đến khi hết khả năng sản sinh mật. Tình trạng trên đã dẫn tới nhiều
hệ lụy nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể xác và tinh thần của loài gấu. Nhiều con đã bị mất hết răng vì gặm thanh chắn chuồng sắt, ngoài ra còn bị ép phải mặc "giáp sắt" nhằm phục vụ tối đa nhất cho việc hút mật luân phiên. Sau khi hết giá trị lợi dụng, những con gấu này sẽ bị giết và bán cho những tay buôn rượu trên khắp châu Á. Năm 2016, một nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới cho thấy, 97% người dân Trung Quốc cho rằng hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật là rất tàn nhẫn; 84% người được phỏng vấn mong muốn Chính phủ sẽ cấm hoạt động này. Một nhóm chuyên gia hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc đã khuyến nghị chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại quốc gia này trong vòng 20 năm tới. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy việc đóng cửa hoạt động này tại Trung Quốc sẽ sớm diễn ra trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã từng VHành vi nuôi nhốt gấu để lấy mật bị lên án mạnh mẽ tại Hàn Quốc
NHÌN RA THẾ GIỚI
diễn ra phổ biến. Đỉnh điểm là năm 2005 có tới hơn 4.300 cá thể gấu được ghi nhận bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện chương trình gắn chíp đăng ký quản lý gấu để đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các trang trại. Trong 10 năm qua, những nỗ lực của các cơ quan chức năng, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến quan trọng. Theo số liệu năm 2015 của Bộ NN&PTNT, số lượng cá thể gấu bị nuôi nhốt đã giảm mạnh, còn khoảng 1.200 cá thể. Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn dài, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam, các tổ chức và cộng đồng cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiến đến đóng cửa vĩnh viễn các trại nuôi nhốt gấu.
Hiện nay, châu Á có hơn 20.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt để khai thác mật và túi mật nhằm phục vụ nhiều mục đích nhưng chủ yếu là làm thuốc cổ truyền. Trung Quốc hiện được coi là thị trường sản xuất và tiêu thụ mật gấu và túi mật lớn nhất thế giới. Thành công của Hàn Quốc trong chương trình triệt sản gấu và những diễn biến mới tại Trung Quốc cho thấy xu thế tất yếu phải đóng cửa hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật. Đây cũng là bài học kinh nghiệm có giá trị và là động lực để chính phủ các nước như Việt Nam nối tiếp Hàn Quốc cùng quyết tâm hành động xóa bỏ nuôi nhốt gấu lấy mậtn