Độc đáo mô hình “thư viện xanh” bằng đất sét

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 54 - 55)

bằng đất sét

Hiện nay, mô hình “thư viện xanh” đang thu hút sự quan tâm của học sinh, giáo viên tại các trường tiểu học trong cả nước. Mô hình nhằm đa dạng hóa các loại hình hoạt động, với cách bài trí khoa học, hợp lý từ không gian đọc, viết, trò chơi, kể chuyện, với nhiều đầu sách phong phú: Sách tham khảo, sách giáo khoa, truyện tranh... đã giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với văn hóa đọc.

Xuất phát từ thực tế trên và từ việc tổ chức một chương trình tình nguyện giáo dục và truyền thông môi trường, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Bình thuận, hai sinh viên Nguyễn Vũ Luân và Bùi Thiện Nhân đến từ trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh đã nảy sinh ý tưởng thiết kế mô hình “thư viện xanh”. Tại đây có nhiều trường tiểu học nhưng đặc biệt có trường Tiểu học Xuân Mỹ (Phú Xuân, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc), các thầy cô ở đây đều hiểu được những giá trị mà nhóm mang lại nên giúp đỡ nhiệt tình. Sau khi chương trình tình nguyện kết thúc, nhóm đã về lại TP và quyết định tiếp tục giúp đỡ nhà trường bằng cách quyên góp sách, các loại sách về BVMT, thích ứng với BĐKH,

phòng tránh thiên tai và sách về giáo dục tiểu học tiên tiên. Sau khi quyên góp xong, nhà trường lại không có chỗ để sách vì không có thư viện. Từ đó, ý tưởng thiết kế một “thư viện xanh” xuất hiện.

“Thư viện xanh” mang lại không gian vừa học vừa chơi dành cho các em học sinh tiểu học, thực hiện hai chức năng chính là lưu trữ sách “xanh” và mô hình giáo dục tiên tiến cho “mầm xanh”, thư viện được thiết kế hoàn toàn “xanh” từ các vật liệu sử dụng, nguồn năng lượng sử dụng đến trồng cây xanh trên mái của thư viện. Thư viện có diện tích 32 m2 (4m x 8m). Khu vực bên trong thư viện là nơi lưu trữ, học tập và sinh hoạt của các bạn học sinh. Khu vực đọc sách phí trước và 2 bên thư viện được đặt 2 dãy bàn để học sinh và giáo viên có thể ngồi nghỉ ngơi và đọc sách. Do

nhà trường có 1 cây cổ thụ, nếu chặt bỏ để xây thư viện thì hủy hoại môi trường nên nhóm quyết định thiết kế kiến trúc thư viện lấy cây làm trung tâm và xoay quanh nó, khu này có chức năng lấy sáng, thông gió, ngoài ra còn là nơi các em có thể đọc sách dưới tán cây .

Bên cạnh chức năng cơ bản là lưu trữ sách, “thư viện xanh” còn có những điểm độc đáo trong xây dựng và vận hành như 3 mảng tường chính của thư viện nằm ở 3 hướng Đông, Tây và Nam (ngoại trừ mảng tường bằng kính nằm ở hướng Bắc) được xây dựng trên nguyên liệu đất sét. Tuy còn tồn tại một số hạn chế về độ bền, độ ẩm và cường độ nén nhưng có thể được khắc phục và ổn định bằng cách kết hợp việc xử lý đất sét ban đầu (phơi khô, xay nhuyễn và lọc mịn) với sử dụng khung sắt để ổn định vật liệu. Đặc biệt, nhóm sinh viên còn tận dụng phần không gian còn trống trên mái thư viện để trồng các loại cây thuốc nam phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, phục vụ cho nhu cầu chữa trị tại chỗ các bệnh phổ thông, ví dụ cây ngọc hoàn (chữa lở loét hay viêm nhiễm đường tiêu hóa) và cây đinh lăng (chữa phong thấp, thấp khớp, hen suyễn, nổi mề đay, ngứa, dị ứng). Các loại cây này sẽ được bảo vệ của trường phân công tưới nước và chăm sóc. Ngoài ra, đây có thể là giờ ngoại khóa để các em học sinh tìm hiểu về thực vật.

TĂNG TRƯỞNG XANH

Nhằm hướng đến việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, nhóm sinh viên đã đề xuất lắp đặt 5 tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 W/tấm, cung cấp điện năng để sử dụng hệ thống thiết bị điện trong thư viện (đèn led, quạt treo tường, máy tính bàn, máy chiếu…) và dự trữ điện vào ắc quy. Mặt khác, trong thư viện còn tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua mặt kính và 2 cửa sổ 2 bên, tuy nhiên, để hạn chế ánh sáng cũng như ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính, nhóm sinh viên lắp thêm rèm tre để cản bớt ánh sáng. Hai cửa sổ 2 bên có chức năng lưu thông dòng không khí trong thư viện, do thuộc khu vực gió quanh năng theo hướng Tây - Bắc và Đông - Nam nên quá trình thông gió cho thư viện đạt hiệu quả cao.

Ngoài những nét độc đáo trong xây dựng, “thư viện xanh”

còn là nơi thực hiện áp dụng một mô hình giáo dục tiểu học tiên tiến với các lớp học về kỹ năng sống, kiến thức về BVMT và BĐKH… thông qua các “hoạt động vòng tròn” được tổ chức định kỳ mỗi tuần.

Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình nhóm cũng gặp nhiều thách thức do là sinh viên chuyên ngành môi trường, nên việc thực hiện các công việc của người kiến trúc vừa mới mẻ vừa khó khăn. Vì thế, nhóm đã tìm hiểu và nhờ thêm 1 bạn sinh viên học kiến trúc để giúp đỡ. Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, nhóm đã "đập đi xây lại" 3 lần vì nếu có bất kỳ sai sót nào về mặt kiến trúc, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn môi trường là nhóm phải làm lại từ đầu, với quan niệm rằng một mô hình hoàn chỉnh thì không được chắp vá. Mặc dù vậy, nhờ cô Nguyễn Ngọc Trinh (giảng viên trường

ĐH TN&MT TP. Hồ Chí Minh) đã luôn bên cạnh động viên và nhiệt tình giúp đỡ, đồng thời nhóm cũng nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình nên nhóm đã xuất sắc hoàn thành mô hình.

Với những yếu tố nổi bật trên, nhóm sinh viên đã giành giải Nhất, với mô hình ‘thư viện xanh” tại Giải thưởng Xây dựng Bền vững 2017, phần thưởng trị giá 100 triệu đồng. Nói chung, đây là một ý tưởng mới, giúp các em học sinh tiếp cận nhiều hơn với văn hóa đọc, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức của các em về BVMT và BĐKH. Qua đó cũng cho thấy sự đóng góp của thế hệ trẻ với việc xây dựng và phát triền bền vững; cùng nhau chia sẻ những ý tưởng dự án cụ thể về các giải pháp thân thiện môi trường trong các lĩnh vực như giao thông, xây dựng, du lịch, nông nghiệp…

LÊ THƯƠNG

Ngày 4/5/2017, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng, suy thoái rừng (REDD+) đến năm 2030 và đường tham chiếu rừng (FREL/FRL).

Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2020, các hoạt động REDD+ sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha.

Đến năm 2030, độ che phủ rừng toàn quốc sẽ lên 45%, góp phần thực hiện cam kết tại Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu (BĐKH).

Chương trình cũng đặt mục tiêu nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Theo đó, Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện các khu vực là điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng, vùng chịu tác động của BĐKH và có tiềm năng tăng trữ lượng các bon rừng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2030.

NAM HƯNG

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)