ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI CẦY VÒI HƯƠNG

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 57)

TRIỂN CỦA LOÀI CẦY VÒI HƯƠNG

Cầy vòi hương vốn là thú hoang dã ngoài tự nhiên, có tập tính kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Ban ngày, chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang hốc, kẽ đá, ban đêm mới đi kiếm ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu của loài này là các loại quả (hồng xiêm, xoài, chôm chôm) và các động vật nhỏ (chim, chuột, rắn...). Loài cầy vòi hương phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào đến Long An. Ngoài ra, chúng thường sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh ở một số tỉnh miền Bắc nhưng với mật độ thấp.

Loài cầy hương có thân hình nhỏ, chân ngắn, mõm nhọn, tai tròn rất thính, hai mắt lớn và cực kỳ tinh anh, có thể nhìn xuyên trong bóng đêm. Dọc theo cơ thể, trên phía lưng của cầy vòi hương có 4 - 6 dải lông màu vàng nhạt hoặc xám nhạt hơn so với lông toàn thân, tạo nên các vệt sọc dưa chạy dài từ cổ đến đuôi.

Khi trưởng thành, cầy vòi hương nặng trung bình từ 2- 6 kg. Vào mùa sinh sản, con đực thường tiết ra chất xạ hương sánh đặc như mật ong, màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng để dẫn dụ con cái. Cầy vòi hương cái mỗi năm đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 6 con, thời gian mang thai khoảng 85 - 90 ngày. Cầy vòi hương con mới đẻ, sau 7 - 10 ngày mới mở mắt, được mẹ cho bú từ 30 - 40 ngày tuổi. Tuổi thọ của loài cầy vòi hương khá cao, có thể sống trên 10 năm.

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)