Được thành lập từ năm 2002, với diện tích 41.433 ha, thuộc địa bàn hai huyện

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 60 - 61)

tích 41.433 ha, thuộc địa bàn hai huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền là nơi ẩn chứa nhiều giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) độc đáo và có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái gắn với nét văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn, KBTTN Phong Điền ẩn chứa nhiều giá trị về ĐDSH, với những phát hiện kỳ thú về các loài động, thực vật quý hiếm. Năm 1924, nhà tự nhiên học người Pháp - Cean Dela Coul đã phát hiện ở vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền một cặp gà lôi lam mào trắng và đưa về nuôi tại Pháp, từ đó giới chuyên môn về chim trên thế giới cho rằng, gà lôi lam mào trắng đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Cho đến 72 năm sau, gà lôi lam mào trắng mới xuất hiện trở lại tại vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền. Đây cũng là vùng duy nhất trên thế gới có gà lôi lam mào trắng sinh sống. Ngoài ra, nhiều loài chim quý khác cũng được ghi nhận ở đây như gà so Trung bộ, gà so ngực gụ, trĩ sao... Từ những phát hiện mới trên cùng với công tác nghiên cứu vùng rừng đặc hữu, các nhà điểu học trên thế giới xác định đây là vùng chim quan trọng của thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều loài thú quý hiếm khác cũng được phát hiện tại KBTTN Phong Điền như sao la, mang lớn, hổ, báo gấm, gấu ngựa, vượn đen má hung, cầy vằn... Trong số các loài thú được ghi nhận có hai loài lần đầu tiên được tìm thấy trong KBTTN là sao la và mang lớn. Hai loài này là loài thú lớn hiện tại chỉ được biết đến tại Việt Nam và Lào. Kết quả khảo sát đã ghi nhận, KBTTN có 44 loài thú (7 bộ và 20 họ), trong đó có 19 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (chiếm 43%) và 16 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (chiếm 34%).

Thành phần loài bò sát - ếch nhái ở KBTTN Phong Điền cũng phong phú so với toàn khu Bắc Trường Sơn. Kết quả khảo sát đã ghi nhận có 34 loài bò sát và 19 loài ếch nhái, trong đó có 20 loài nằm trong Danh lục đỏ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam. Trong số các loài ếch, loài ếch độc đáo có thể kể tới đầu tiên là ếch cây mép trắng, tiếp đến là ếch cây oc lốp, ếch cây sần, ếch cây Trung bộ… Không chỉ sở hữu nhiều loài ếch lạ, KBTTN Phong Điền còn là nơi trú ngụ của nhiều loài bò sát quý hiếm khác như rắn mối nước, thằn lằn ngón…

Tuy nhiên, trong những năm qua, KBTTN đang phải chịu những áp lực từ các hoạt động khai thác, săn bắt, buôn bán, vận chuyển động, thực vật trái phép... Nhiều loài gỗ quý (trầm hương, đỗ trọng tía, sến mật, cẩm lai, sưa) và động vật quý hiếm (hổ, gấu, sao la, gà lôi...) đang đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước thực

trạng đó, Ban quản lý KBTTN cũng như các cấp, các ngành có liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác trái phép, đồng thời khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong thời gian qua, Ban Quản lý KBTTN đã phối hợp với cộng đồng địa phương quản lý và làm giàu tài nguyên rừng thông qua việc xây dựng mô hình làng sinh thái lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm. Mô hình làng sinh thái lâm nghiệp góp phần thúc đẩy tính tích cực, tự giác của người dân địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Mô hình được xây dựng với một số tiêu chí như sinh hoạt và sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cùng sự phát triển nguồn tài nguyên, nâng cao ý thức và hành vi bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Để mô hình đạt hiệu quả, Ban Quản lý đã đề ra một số VCầy vằn là loài nguy cấp cần ưu tiên bảo vệ được tìm thấy ở KBTTN Phong Điền thông qua bẫy ảnh vào tháng 7/2016

MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

định hướng thực hiện nhằm khuyến khích người dân tham gia, đồng thời tạo cơ hội cho người dân nâng cao cuộc sống như tăng cường công tác giao đất lâm nghiệp với quyền lợi cụ thể, phát triển du lịch sinh thái trong vùng đệm, từ đó có hướng hỗ trợ đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, Ban Quản lý còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; đầu tư cơ sở vật chất phòng cháy, chữa cháy rừng; tạo vườn ươm cây giống để phát triển chất lượng rừng cũng như hỗ trợ cộng đồng trong tạo tính pháp lý để thực sự là chủ quản lý sử dụng rừng được giaon

VLực lượng kiểm lâm tuần tra rừng

Một phần của tài liệu so 5 full (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)