ở châu Âu từ các nguồn tái tạo
Năm 2016, năng lượng gió vượt qua than đá trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai của châu Âu (EU), tuy nhiên vẫn còn nhiều mối quan tâm về triển vọng lạc quan đối với năng lượng tái tạo này.
Các nguồn năng lượng tái tạo chiếm gần 90% năng lượng mới được bổ sung vào lưới điện của EU vào năm 2016, một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của châu lục này nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà lãnh đạo công nghiệp lo lắng về việc thiếu sự ủng hộ của các Chính phủ sau năm 2020, khi cam kết về các mục tiêu năng lượng tái tạo của EU kết thúc.
Trong số công suất 24.5 GW mới được xây dựng trên khắp EU vào năm 2016 là 21,1 GW (hay 86%) từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối và thủy điện, vượt mức cao trước đây là 79% vào năm 2014.
Theo số liệu của WindEurope lần đầu tiên trang trại gió chiếm hơn một nửa công suất lắp đặt. Năng lượng gió vượt qua than để trở thành loại năng lượng điện lớn thứ hai của EU sau khí đốt, tuy nhiên do các đặc tính công nghệ, than vẫn đáp ứng được phần lớn nhu cầu năng lượng điện.
Năm 2016, Đức đã tăng công suất điện gió mới nhiều nhất, trong khi Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Ailen và Lithuania đều thiết lập các kỷ lục xây dựng mới các trang trại điện gió.
Tổng công suất tăng thêm là 3% nhưng tăng mạnh nhất là các trang trại gió ngoài khơi, mặc dù chi phí đắt gấp đôi so với xây dựng trên đất liền, với tổng đầu tư của toàn EU (bao gồm cả Anh) đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ Euro (23 tỷ bảng Anh).
Dự án lớn nhất là trang trại gió Gemini ngoài bờ biển của Hà Lan, được kết nối với lưới điện vào tháng 2/2016 và là trang trại gió lớn thứ hai thế giới sau khi hoàn thành năm nay. Xếp sau Gemini là hai dự án trang trại gió ngoài khơi khác, Gode Wind 1 và 2 của
VThe London Array, trang trại điện gió lớn nhất thế giới tại biển Bắc
Đức với công suất 582 MW và Westermeerwind của Hà Lan với công suất 144 MW.
Mặc dù công suất điện gió lắp đặt ở EU hiện đứng ở mức 153,7 GW, nhưng nó vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng công suất điện 918.8 GW của khu vực. Ngành công nghiệp đang hy vọng sự tăng trưởng của điện gió sẽ đến từ việc các Chính phủ buộc các nhà máy điện than cũ phải đóng cửa để đáp ứng các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó có Anh đã cam kết thực hiện vào năm 2025.
Báo cáo mới nhất của WindEurope (European Statistics 2016) đưa ra bức tranh về một EU ngày càng phân tán về năng lượng gió. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp, các quốc gia đã đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của năng lượng gió mới, nhưng hiện chỉ chiếm một phần nhỏ các công trình
mới. Ba Lan năm ngoái đã thông qua một đạo luật giới hạn khoảng cách xây dựng các tuabin gió tới các công trình xây dựng, điều này phần nào giảm sự phát triển ngành công nghiệp này tại Ba Lan.
Kết quả là ngày càng có ít quốc gia tham gia các dự án điện gió mới. Đức, nước đã đầu tư điện gió gấp ba lần so với bất kỳ nước EU khác, đã chiếm 44% công suất điện gió mới của EU vào năm 2016.
Hiện các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp điện gió đang vận động các Chính phủ ở EU ủng hộ sự phát triển điện gió, đưa vào các Kế hoạch về năng lượng và ứng phó BĐKH của quốc gia. Theo dự kiến, các quốc gia EU, trong đó có cả Anh, sẽ phải đệ trình dự thảo các Kế hoạch này lên Ủy ban châu Âu vào năm 2017n
HOÀNG DƯƠNG
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN