a) Đ5 thấm tôi; b) Giữa thép cacbon và thép hợp kim.
3.3.2.2 Nước dùng pha dungdịch axit
Yêu cầu phải tinh khiết nguyên chất để bảo đảm giữ được các đặc tính kỹ thuật của ắc qui.
Khi sửdụng phải dùng nước nguyên chất bằng chưng cất hoặc dùng nước mưa hứng tại mái nhà ngói và chứa vào các thiết bị không phải là kim loại hay á kim và để lắng ít nhất 1 tuần. 3.4 NHIÊN LIỆU 3.4.1 Xăng dùng cho động cơ 3.4.1.1 Khái niệm vềxăng Xăng là chất lỏng, nhẹ hơn nước với tỷ khối= (0,70 0,75)x 103 kg/m3 ở 150C có màu tuỳ từng loại (vàng, đỏ, biếc, không màu),…xăng có nhiệt độ bốc cháy thấp hơn Diesel nhưng lại có nhiệt độ tự cháy cao hơn,
ngay cảở nhiệt độbình thường xăng cũng bay hơi khá mạnh gây ô nhiễm môi trường lớn.
Các yêu cầu của xăng ô tô như sau:
+ Tỷ lệ xăng và không khí là 1/15, nếu tỷ lệ hỗn hợp lớn hơn thì hỗn hợp là giàu xăng và ngược lại.
Áp suất đạt được trong buồng đốt ở cuối kỳ nén là (5 9) KG/cm2 và nhiệt độ là (250 300)0C.
+ Kích nổ trong động cơ xăng.
Sự cháy với tốc độ khoảng (20 40)m/s. Nếu sự cháy quá nhanh khoảng 2000 m/s tạo lên sóng áp suất đó là hiện tượng kích nổ.
Cháy kích nổ gây tiếng gõ kim loại mạnh, khí xả có khói đen, nhiệt độ động cơ cao hơn bình thường, công suất động cơ giảm và chi phí nhiên liệu tăng cao. Cháykích nổ gây hao mòn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nhanh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, một trong những nguyên nhân là dùng xăng không đúng chủng loại, kém phẩm chất…Để đánh giá khả năng chống kích nổ trong động cơ xăng người ta dùng chỉ sốốc tan.