a) Đ5 thấm tôi; b) Giữa thép cacbon và thép hợp kim.
3.4.1.3 Các yêu cầu của xăng
a. Bay hơi tốt:
Động cơ xăng hoạt động theo nguyên tắc chế hoà khí, sự hoà trộn không khí cơ bản 2 lần, nhưng chủ yếu ở chế hoà khí, vì thế để sự cháy của động cơ được tốt, phát huy hiệu quả cao cần xăng dễ bay hơi dễ hoà trộn, sự cháy của động cơ sẽ hoàn hảo hơn, công suất động cơđược phát huy, khí thải sẽ không độc. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu này thì việc bảo quản xăng sẽ hết sức khó khăn. Khi tính toán động cơ thực nghiệm cho thấy (lượng xăng nạp vào d5ng cơ phải bay hơi trước 80 0C là 10% dể dảm bảo cho d5ng cơ dễ khởi d5ng, phải bay hơi trước 145 0C là 50% dể hoà tr5n nhanh khi d5ng cơ tăng tốc và phải bay hơi ở 250 0C là 100% dể dảm bảo cháy hết).
b. Chống kích nổ tốt:
Xăng có chỉ số ốc tan phù hợp. Khi sử dụng phải chọn xăng sao cho có chỉ số ốc tan phù hợp chứ không nhất thiết phải chọn xăng có chỉ sồ ốc tan cao.
c. Bốc cháy tốt (cháy cưỡng bức):
Một yêu cầu của động cơ xăng là cháy cưỡng bức (cháy khi có tia lửa), xăng có nhiệt độ bốc cháy thấp hơn Diesel, chỉ số ốc tan phù hợp sẽ tạo cho xăng chỉ cháy khi có tia lửa, vì thế trong sử dụng phải chọn xăng có chỉ số ốc tan phù hợp với động cơ.
Động cơ có tỷ số nén (5 7) thì phải chọn chỉ sồốc tan từ (70 80). Động cơ có tỷ số nén (8 10) thì chọn chỉ sốốc tan > 80.
d. Ổn dfnh tốt:
Để bảo được các tính chất trên của xăng, bảo đảm xăng không được biến chất vì biến chất gây ra các tạp chất cơ học và hóa học ăn mòn kim loại do vậy nếu sử dụng xăng biến chất sẽ gây ra phá hỏng máy móc.
e. Đ5 sạch cao:
Một trong các yêu cầu của nhiên liệu là phải không lẫn nước, các tạp chất… vì chúng là nguyên nhân ăn mòn các chi tiết như Piston, xéc măng,… làm giảm tuổi thọ của động cơ, các tạp chất như S, P cần có mặt trong xăng với hàm lượng (0,1 0,5) %S; 0,2 %P để nâng cao hiệu suất của xăng, tuy nhiên nếu có nhiều quá chính S & P sẽ tạora các Axít ăn mòn động cơ.
Khi sử dụng phải chú ý lọc sạch các tạp chất cơ học và hoá học không cần thiết, trong sử dụng phải tôn trọng yêucầu kỹ thuật.