Cấu tạo và nguyên lý họat động của kính hiển vi quang học:

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu học (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 58 - 60)

a) Đ5 thấm tôi; b) Giữa thép cacbon và thép hợp kim.

2.6.1Cấu tạo và nguyên lý họat động của kính hiển vi quang học:

* Cấu tạo :

Kính hiển vi quang học gồm những bộ phận sau:

1. Cơ cấu nâng hạ bàn mẫu: Dịch chuyển vị trí thẳng đứng của mẫu đối với vật kính để thay đổi khỏang cách quan sát.

2. Bàn mẫu và các núm chỉnh dọc ngang: thay đổi vùng quan sát của mẫu.

3. Ống kính: gồm vật kính và thịkính.

4. Núm chỉnh thô và chỉnh tinh: chỉnh khoảng cách của mẫu cho trùng với mặt phẳng tiêu diện của vật kính.

5. Vật kính: tạo ảnh thật.

6. Thị kính: phóng đại ảnh thật tạo ra do vật kính lên một lần nữa và ảnh nàycó thể nhìn thấy bằng mắt khi nhìn vào thị kính.

7. Hệ thống chiếu sáng: Mỗi kính hiển vi quang học có gắn một số vật kính với độ phóng đại khác nhau.

Ánh sáng phản xạ trên mẫu được tiêu tụ trên mặt phẳng tiêu diện vật kính. Vật kính tạo thành ảnh thật M’ tại một khoảng cách nào đó so với mặt phẳng tiêu diện gọi là độ dài quang trục. Ảnh M’ lớn hơn ảnh M một đại lượng B’ = M’/M gọi là độ phóng đại riêng của vật kính (5x, 10x, 20x, 50x, 100x, 150x). Ảnh này có thể nhìn thấy bằng mắt qua thị kính T hoặc được nhìn thấy trên màn hình kỹ thuật số. Độ phóng đại của thị kính B”được ghi trên vỏ thị kính. Thị kính chỉ phóng đại to lên những gì đã có ở ảnh tạo bởi vật kính chứ không tăng độ phân giải. Độ phóng đại chung của kính hiển vi trong khoảng = B’* B”. Độ phóng đại càng lớn thì phạm vi quan sát càng nhỏ đi, nhưng sự phân giải các tổ chức sẽ rõ ràng hơn. Chọn vật kính và thị kính: độ phóng đại hữu ích của kính hiển vi chọn trong khỏang (500 – 1000)A. A là khẩu độ của vật kính , A = nsinα,

A= 0,15 ; 0,40 ; 0,65 ; 0,90 ; 1,3 ; 1,66. * Nguyên lý chiếu sáng:

Nguồn sáng qua một thấu kính hội tụ, qua một màn chắn khẩu số để điều chỉnh cường độ ánh sáng theo ý muốn. Ánh sáng qua các thấu kính phụ1,2. Sau đó đặt màn chắn nhãn trường để điều chỉnh phạm vi chiếu sáng. Phạm vi chiếu sáng vừa đủ lọt vào thị kính để tránh những phản xạ nhiễu loạn của chù m sáng chiếu vào tấm kính phẳng.Vật kính sẽ tiêu tụ phối hợp với thấu kính phụ 2, đưa ánh sáng từ màn chắn nhãn trường lên bề mặt mẫu nghiên cứu. Phương pháp này gọi là chíếu thẳng góc (chiếu nhãn trường sáng).Trong trường hợp dùng ánh sáng xiên (chiếu nhãn trường tối). Phần tổ chức không phẳng sẽ hất ánh sáng ra ngoài và trong trường quan sát sẽ thấy tối. Lọc sáng: Kính màu gì sẽ cho ánh sáng màu đó đi qua và sẽ hấp thu những màu còn lại. Một số kính lọc thường dùng là kính màu trắng, màu vàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu học (nghề công nghệ ôtô trung cấp) (Trang 58 - 60)